5 biện pháp đối phó với Internet "siêu rùa"

Thứ tư - 07/01/2015 23:01

5 biện pháp đối phó với Internet "siêu rùa"

Ở thời đại Internet, việc "đứt mạng" mang tới cho người dùng rất nhiều sự khó chịu. Không những phải thay đổi thói quen sử dụng hàng ngày mà những công việc thông thường cũng đòi hòi nhiều thời gian hơn để xử lý. Đơn cử như việc tải một file dữ liệu trên mạng cũng yêu cầu thời gian lâu hơn thông thường. Thế nhưng, 5 bí kíp dưới đây có thể giúp bạn giải quyết được phần nào "ác mộng" này.

5 biện pháp đối phó với Internet "siêu rùa"

Mạng Internet với kết nối chậm không những làm ảnh hưởng tới thói quen sử dụng mà còn là công việc hàng ngày, thế nhưng chỉ với vài thao tác tùy chỉnh bạn có thể giải quyết phần nào tình trạng đó.

Ở thời đại Internet, việc "đứt mạng" mang tới cho người dùng rất nhiều sự khó chịu. Không những phải thay đổi thói quen sử dụng hàng ngày mà những công việc thông thường cũng đòi hòi nhiều thời gian hơn để xử lý. Đơn cử như việc tải một file dữ liệu trên mạng cũng yêu cầu thời gian lâu hơn thông thường. Thế nhưng, 5 bí kíp dưới đây có thể giúp bạn giải quyết được phần nào "ác mộng" này.

1. Chặn những ứng dụng, tiện ích tiêu tốn nhiều tài nguyên mạng

Mỗi khi bạn truy cập một website, có rất nhiều thành phần bên trong website này "ngốn" lưu lượng truy cập của bạn. Đơn cử nhất là những đoạn quảng cáo dạng flash tự động chạy, các phần mềm download đang chiếm dụng băng thông... Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể cài đặt những tiện ích chặn quảng cáo, ngăn không cho flash chạy trong trình duyệt cũng như kiểm soát các ứng dụng download để quá trình sử dụng được liền mạch nhất.


Những đoạn quảng cáo tự động chạy sẽ sử dụng không ít tài nguyên Internet của người dùng.

Tất nhiên, cách thức này không mang lại cho bạn kết nối nhanh như chớp, nhưng nó sẽ phần nào giúp website tải nhanh hơn đôi chút.

2. Thử một địa chỉ DNS khác

Mỗi khi truy cập vào một website nào đó, các thiết bị điện tử sẽ sử dụng DNS để "dịch" website này từ đó chuyển xuống thiết bị dưới dạng đường dẫn IP. Mặc dù vậy, một số địa chỉ DNS đôi lúc gặp sự cố hoặc hoạt động không hiệu quả với từng khu vực nhất định. Trên lý thuyết, mỗi nhà phân phối dịch vụ Internet sẽ có một địa chỉ DNS riêng và khi ở gần nhà phân phối nào nhất thì địa chỉ DNS sẽ mạnh nhất.


Việc thay đổi DNS giúp cho người dùng truy cập tốt hơn vào một số website nhất định.

Hiện tại, hai địa chỉ DNS phổ biến nhất được nhắc tới là OpenDNS và Google Public DNS. Thế nhưng, bạn có thể không thay đổi gì để sử dụng DNS mặc định do hãng viễn thông cung cấp.

3. Tùy biến trình duyệt để thích ứng với kết nối chậm

Với những đường truyền chậm, bạn có thể ưu tiên một số nội dung cần quan tâm hơn từ đó tùy chỉnh lại trình duyệt cho hợp lý. Nếu như chỉ có nhu cầu đọc thông tin, kí tự, tại sao không hủy bỏ việc tải ảnh của trình duyệt? Nếu như chỉ để duyệt email đơn thuần, bạn có thể sử dụng phiên bản HTML của tiện ích duyệt email.


Một số trình duyệt cho phép người dùng tắt bỏ hình ảnh để giảm thiểu lượng tải về.

Đơn giản hơn hết, bạn có thể sử dụng phiên bản mobile của rất nhiều website khác nhau ngay trên trình duyệt của mình. Được thiết kế cho những thiết bị di động nên phiên bản mobile có dung lượng tải nhẹ hơn, giúp việc truy cập dễ dàng hơn nhiều.

4. Làm việc có kế hoạch hơn

Nếu như bạn cần lướt web vào thời điểm kết nối mạng "siêu rùa", hãy lên kế hoạch truy cập của mình. Đừng chuyển đổi qua lại giữa trang chủ cùng trang cá nhân Facebook, cũng đừng cố gắng vào YouTube để xem những đoạn phim có thời lượng hàng giờ... Tất cả những điều đó chỉ làm cho bạn thêm khó chịu mà thôi.


Lên kế hoạch cho những việc cần làm trước khi đương đầu với một kết nối chậm.

Hạn chế hết sức việc tải lại website, truy cập vào những website có nhiều hình ảnh, video... Lên kế hoạch cho những website "nặng" hơn để truy cập sau này và xử lý những website nhẹ trước. Nếu như định tải ảnh lên mạng xã hội, hãy chỉnh ảnh và suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa chúng lên mạng, đừng quá vội vàng để rồi lại mất thời gian chờ đợi tải lại từ đầu.

5. Tận dụng khoảng thời gian chờ đợi

Thay vì ngồi dán mắt vào máy tính chờ đợi trang web tải thành công, tại sao không sử dụng khoảng thời gian này để làm những việc khác? Nếu như truy cập vào Facebook để theo dõi thông tin, tại sao không lên cho mình kế hoạch sẽ xem những gì và giới hạn xem tới đâu?

Khoảng thời gian chờ đợi vào mỗi website có thể không lớn, thế nhưng nó sẽ giúp bạn quên đi phần nào kết nối mạng chậm, giảm được sự khó chịu đồng thời tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng. Tất nhiên, nếu bạn không đủ tập trung, bạn có thể quay lại nhìn màn hình để mang cái bực vào người.

Nguồn tin: Hải Quý (Sưu tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 155 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 146 | lượt tải:42

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 137 | lượt tải:25
Liên kết website
Lịch năm 2024
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay5,728
  • Tháng hiện tại181,480
  • Tổng lượt truy cập514,883



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây