Hiệu quả từ công tác kiến nghị phòng ngừa của Viện kiểm sát nhân dân
Đăng lúc: Thứ ba - 10/05/2022 16:32 - Người đăng bài viết: admin Do nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của người dân và doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày một gia tăng, những vụ án dân sự, hôn nhân gia đình có sự tham gia tố tụng của các luật sư ngày một nhiều. Ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng có tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề.
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định Viện kiểm sát có quyền “Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật”, theo đó để thực hiện quyền năng trên thì quá trình kiểm sát phải chú trọng phát hiện những vi phạm, yêu cầu cơ quan, tổ chức khắc phục vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh trong chấp hành pháp luật.
Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát, đơn vị Phòng 9 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã phát hiện trong hoạt động hành nghề luật sư đã xuất hiện hiện tượng: Một số luật sư khi hoạt động nghề nghiệp đã làm không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân: Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy chế phối hợp số 4617/QCPH/BTP-LĐLSVN ngày 28/12/2016 của Bộ tư pháp - Liên đoàn luật sư Việt Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ( Về phối hợp trong việc giới thiệu và thực hiện trợ giúp pháp lý). Đồng thời vi phạm Khoản 4 Điều 9 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 (Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý).
Trên thực tế, có người khi đến văn phòng luật sư để thuê luật sư, bản thân họ không hề biết mình thuộc diện trợ giúp pháp lý, tuy nhiên qua quá trình giới thiệu, nắm bắt thông tin của khách hàng, luật sư biết rất rõ họ thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý nhưng luật sư không giải thích, giới thiệu, hướng dẫn những đối tượng này đến Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Cao Bằng mà vẫn ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, thậm chí người đó phải trả thù lao rất cao dù thực tế họ sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Từ đó xảy ra thực trạng, trong vụ án cùng một văn phòng luật sư bảo vệ cho cùng một đương sự nhưng vừa có luật sư bảo vệ quyền lợi nghĩa vụ cho đương sự, vừa có luật sư được Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Cao Bằng cử tham gia trợ giúp pháp lý cho đương sự (luật sư cộng tác viên trợ giúp pháp lý). Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, vì đương sự thuộc diện trợ giúp pháp lý (người cao tuổi, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...) nhưng lại phải trả tiền thù lao đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý để thuê luật sư tư vấn về pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Hơn nữa Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Cao Bằng vẫn phải chi trả thù lao tham gia tố tụng cho đội ngũ luật sư cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật cùng với quá trình xác minh sự việc, đơn vị Phòng 9 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tham mưu, đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành kiến nghị phòng ngừa vi phạm số 795/KN-VKS-P9 ngày 15/4/2022 đối với Sở Tư pháp và Đoàn luật sư tỉnh Cao Bằng từ đó có biện pháp tích cực, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các Văn phòng luật sư và một số luật sư hành nghề tư cách cá nhân; các Cơ quan ban ngành liên quan với những nội dung cụ thể như:
Thứ nhất, Cần chú trọng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong Đảng đoàn luật sư; hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện toàn nhân sự lãnh đạo Liên đoàn luật sư; tăng cường vai trò giám sát của Cơ quan nhà nước, Mặt trận, nhân dân; phối hợp với các cơ quan tố tụng.
Thứ hai, Đẩy mạnh các hoạt động tự quản, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc luật sư vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức trong việc hành nghề luật sư; đồng thời chú trọng đến việc tôn vinh, khen thưởng, xây dựng hình ảnh cho các luật sư…
Thứ ba, Bản thân đội ngũ luật sư cần tiếp tục rèn luyện, đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của luật sư ; tạo chuyển biến về nhận thức trong xã hội về đội ngũ luật sư; luật sư phải luôn đứng về lẽ phải, công lý, bảo vệ chế độ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ tư: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cao Bằng cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông về trợ giúp pháp lý nói chung và quyền được trợ giúp pháp lý của người dân nói riêng đồng thời có biện pháp tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư.
Việc ban hành kiến nghị phòng ngừa với các nội dung trên góp phần thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc hành nghề luật sư một cách hiệu quả, nhằm xây dựng và không ngừng phát triển đội ngũ luật sư về phẩm chất chính trị cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Có thể thấy rằng, việc nâng cao chất lượng công tác kiến nghị phòng ngừa vi phạm của Viện kiểm sát nhân dân đối với các cơ quan, tổ chức có vai trò rất quan trọng, giúp các tổ chức, cơ quan, đơn vị có những biện pháp thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và chấp hành pháp luật; bảo vệ quyền con người, các quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của các tổ chức và công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế và củng cố niềm tin của nhân dân, chính quyền và cấp ủy tại địa phương đối với Ngành Kiểm sát./.
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định Viện kiểm sát có quyền “Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật”, theo đó để thực hiện quyền năng trên thì quá trình kiểm sát phải chú trọng phát hiện những vi phạm, yêu cầu cơ quan, tổ chức khắc phục vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh trong chấp hành pháp luật.
Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát, đơn vị Phòng 9 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã phát hiện trong hoạt động hành nghề luật sư đã xuất hiện hiện tượng: Một số luật sư khi hoạt động nghề nghiệp đã làm không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân: Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy chế phối hợp số 4617/QCPH/BTP-LĐLSVN ngày 28/12/2016 của Bộ tư pháp - Liên đoàn luật sư Việt Nam về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ( Về phối hợp trong việc giới thiệu và thực hiện trợ giúp pháp lý). Đồng thời vi phạm Khoản 4 Điều 9 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 (Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý).
Trên thực tế, có người khi đến văn phòng luật sư để thuê luật sư, bản thân họ không hề biết mình thuộc diện trợ giúp pháp lý, tuy nhiên qua quá trình giới thiệu, nắm bắt thông tin của khách hàng, luật sư biết rất rõ họ thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý nhưng luật sư không giải thích, giới thiệu, hướng dẫn những đối tượng này đến Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Cao Bằng mà vẫn ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, thậm chí người đó phải trả thù lao rất cao dù thực tế họ sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Từ đó xảy ra thực trạng, trong vụ án cùng một văn phòng luật sư bảo vệ cho cùng một đương sự nhưng vừa có luật sư bảo vệ quyền lợi nghĩa vụ cho đương sự, vừa có luật sư được Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Cao Bằng cử tham gia trợ giúp pháp lý cho đương sự (luật sư cộng tác viên trợ giúp pháp lý). Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, vì đương sự thuộc diện trợ giúp pháp lý (người cao tuổi, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...) nhưng lại phải trả tiền thù lao đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý để thuê luật sư tư vấn về pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Hơn nữa Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Cao Bằng vẫn phải chi trả thù lao tham gia tố tụng cho đội ngũ luật sư cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật cùng với quá trình xác minh sự việc, đơn vị Phòng 9 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tham mưu, đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành kiến nghị phòng ngừa vi phạm số 795/KN-VKS-P9 ngày 15/4/2022 đối với Sở Tư pháp và Đoàn luật sư tỉnh Cao Bằng từ đó có biện pháp tích cực, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các Văn phòng luật sư và một số luật sư hành nghề tư cách cá nhân; các Cơ quan ban ngành liên quan với những nội dung cụ thể như:
Thứ nhất, Cần chú trọng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong Đảng đoàn luật sư; hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện toàn nhân sự lãnh đạo Liên đoàn luật sư; tăng cường vai trò giám sát của Cơ quan nhà nước, Mặt trận, nhân dân; phối hợp với các cơ quan tố tụng.
Thứ hai, Đẩy mạnh các hoạt động tự quản, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc luật sư vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức trong việc hành nghề luật sư; đồng thời chú trọng đến việc tôn vinh, khen thưởng, xây dựng hình ảnh cho các luật sư…
Thứ ba, Bản thân đội ngũ luật sư cần tiếp tục rèn luyện, đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của luật sư ; tạo chuyển biến về nhận thức trong xã hội về đội ngũ luật sư; luật sư phải luôn đứng về lẽ phải, công lý, bảo vệ chế độ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ tư: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cao Bằng cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông về trợ giúp pháp lý nói chung và quyền được trợ giúp pháp lý của người dân nói riêng đồng thời có biện pháp tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư.
Việc ban hành kiến nghị phòng ngừa với các nội dung trên góp phần thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc hành nghề luật sư một cách hiệu quả, nhằm xây dựng và không ngừng phát triển đội ngũ luật sư về phẩm chất chính trị cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Có thể thấy rằng, việc nâng cao chất lượng công tác kiến nghị phòng ngừa vi phạm của Viện kiểm sát nhân dân đối với các cơ quan, tổ chức có vai trò rất quan trọng, giúp các tổ chức, cơ quan, đơn vị có những biện pháp thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và chấp hành pháp luật; bảo vệ quyền con người, các quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của các tổ chức và công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế và củng cố niềm tin của nhân dân, chính quyền và cấp ủy tại địa phương đối với Ngành Kiểm sát./.
Tác giả bài viết: Lan Anh - P9
Nguồn tin: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng
Nguồn tin: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://kiemsatcaobang.vn là vi phạm bản quyền
Từ khóa:
nhu cầu, sử dụng, pháp lý, doanh nghiệp, cao bằng, gia tăng, dân sự, hôn nhân, gia đình, tham gia, tố tụng, luật sư, yêu cầu, kiến thức, trình độ, tuân thủ, quy chế, đạo đức, nghề nghiệp, tác động, sâu sắc
Những tin mới hơn
- Trao đổi bài viết: "Bố mẹ ly hôn, con ở với ai?" (04/11/2022)
- Một số lưu ý khi kiểm sát biên bản phiên tòa trong giải quyết vụ, việc dân sự, vụ án hành chính (14/03/2023)
- Công tác thẩm định tại chỗ của Viện KSND thành phố Cao Bằng (01/06/2023)
- Trao đổi: Vi phạm và một số biện pháp tăng cường chất lượng công tác Thực hành quyền công tố trong kiểm sát việc định giá tài sản đối với các vụ việc, vụ án xâm phạm sở hữu (03/11/2022)
- Bài viết trao đổi: Bố mẹ ly hôn con ở với ai ? (19/10/2022)
- Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cao Bằng kiến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật (17/08/2022)
- VKSND huyện Hoà An kiến nghị các biện pháp phòng ngừa Tội huỷ hoại rừng trên địa bàn huyện (30/08/2022)
- Phiên tòa hành chính trực tuyến – Bước tiến phù hợp xu thế hiện đại (14/09/2022)
- Vướng mắc trong thụ lý, giải quyết các vụ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (08/08/2022)
Những tin cũ hơn
- Thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính (23/03/2022)
- Vướng mắc trong công tác kiểm sát quyết định công nhận hòa giải thành tại Tòa án (16/03/2022)
- Một số kiến giải hoàn thiện pháp luật để đánh giá chứng cứ, xác định tội danh Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng (14/03/2022)
- Một số khó khăn, vướng mắc về quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để thực hiện chức năng kiểm sát trong giai đoạn chuẩn bị xét xử các vụ việc dân sự (16/02/2022)
- Một số vấn đề về giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (10/02/2022)
- Kinh nghiệm xây dựng bản yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên (22/12/2021)
- Kinh nghiệm tranh luận, đối đáp của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự (30/09/2021)
- Phân biệt tội “giết người” với tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (18/09/2021)
- Những vấn đề Kiểm sát viên cần lưu ý trong xét hỏi, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa hình sự (03/08/2021)
- Phòng 7 – VKSND tỉnh Cao Bằng thông báo rút kinh nghiệm vụ án hình sự (12/07/2021)
Thông báo
Văn bản pháp luật
-
Số: 3028/VKSTC-V14
Tên: ("V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5")
Ngày BH: (28/07/2023)
-
Số: 766/2022/QĐ-CTN
Tên: (QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022)
Ngày BH: (01/07/2022)
-
Số: 14/HDLN-BCA-VKSNDTC
Tên: (HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN)
Ngày BH: (20/07/2022)



Ảnh hoạt động

10 photos | 152 view

Liên kết website
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 24
- Khách viếng thăm: 23
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 3736
- Tháng hiện tại: 197504
- Tổng lượt truy cập: 9727785
Ý kiến bạn đọc