Một số khó khăn, vướng mắc về quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để thực hiện chức năng kiểm sát trong giai đoạn chuẩn bị xét xử các vụ việc dân sự

Đăng lúc: Thứ tư - 16/02/2022 16:52 - Người đăng bài viết: admin
Thực tiễn công tác giải quyết các vụ việc dân sự hiện nay cho thấy, việc thực hiện chức năng kiểm sát trong giai đoạn chuẩn bị xét xử các vụ việc dân sự còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao tài liệu, chứng cứ được cung cấp, thu thập bổ sung cho Viện kiểm sát.
    Theo quy định của Thông tư số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 , quy định về việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
 
Tại Điều 8: Chuyển giao tài liệu, chứng cứ được cung cấp, thu thập bổ sung cho Viện kiểm sát
 
‘Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, nếu hồ sơ vụ việc dân sự đã được chuyển cho Viện kiểm sát mà có tài liệu, chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập bổ sung thì Tòa án chuyển ngay cho Viện kiểm sát bản sao tài liệu, chứng cứ đó”.
 
    Đối với quy định trên còn nhiều bất cập như việc: “Tòa án chuyển ngay cho Viện kiểm sát bản sao tài liệu, chứng cứ đó”. Vậy, trước khi mở phiên tòa với thời hạn là bao nhiêu ngày Tòa án phải sao gửi bản sao tài liệu chứng cứ cho Viện kiểm sát? Và việc “chuyển ngay” tài liệu chứng cứ là thế nào?

    Trên thực tế, đối với những vụ án do Tòa án trực tiếp thu thập chứng cứ bổ sung, phía Viện kiểm sát cũng không nắm được lịch trình làm việc của Tòa án ra sao, tòa án thu thập được chứng cứ khi nào (nếu không được Tòa án thông báo cụ thể). Do chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, thậm chí cá biệt có những trường hợp, ngay khi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử, trước khi vào phòng xử án, Tòa án mới chuyển cho Viện kiểm sát bản sao tài liệu chứng cứ. Dẫn đến tình trạng Kiểm sát viên phải báo cáo đề xuất lại với lãnh đạo vì trước đó những tài liệu chứng cứ này chưa có trong hồ sơ của Viện kiểm sát.

    Hoặc có những trường hợp việc bổ sung tài liệu chứng cứ mới dẫn đến phát sinh những tình tiết mới thay đổi toàn bộ nội dung vụ án mà Kiểm sát viên không nắm, chưa kịp nghiên cứu cũng như báo cáo đề xuất với lãnh đạo khi việc tiếp nhận tài liệu đó diễn ra ngay trước khi vào phiên tòa xét xử. Đối với những vi phạm của Tòa án như trên Viện kiểm sát chỉ có thể tiến hành kiến nghị đối với Tòa án sau khi vi phạm xảy ra mà không có quy định cụ thể nào để Viện kiểm sát có thể chủ động hơn.

    Quyền yêu cầu là một trong những công cụ sắc bén được trao cho ngành Kiểm sát để yêu cầu Tòa án cũng như các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan  phải thực hiện và chấp hành các yêu cầu phục vụ công tác kiểm sát, nhằm kịp thời phát hiện được vi phạm và ban hành kiến nghị, kháng nghị. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo sự thống nhất về nhận thức cũng như cách giải quyết cho các Viện kiểm sát địa phương, Viện KSND tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể và xây dựng quy trình về việc kiểm sát các văn bản tố tụng của Tòa án gửi cho Viện kiểm sát, hành vi tố tụng của Thẩm phán trong quá trình thụ lý giải quyết vụ, việc góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát một cách thực chất và hiệu quả nhất./.

Tác giả bài viết: Lan Anh - P9
Nguồn tin: Viện KSND tỉnh Cao Bằng.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 









Hỗ trợ

Hỗ trợ

Name Đ/c Qúy
Phone (026) 3 854 258
Phone

Liên kết website



Báo BVPL
 

 

Liên kết website


Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 25
  • Khách viếng thăm: 21
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 2996
  • Tháng hiện tại: 248287
  • Tổng lượt truy cập: 8679186
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.