Thực tiễn kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính
Đăng lúc: Thứ tư - 23/03/2022 10:08 - Người đăng bài viết: admin Theo số liệu thống kê quý 1 năm 2022, số lượng án hành chính đơn vị phòng 9 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng kiểm sát việc thụ lý giải quyết tăng đáng kể so với cùng kì năm ngoái, số lượng án phát sinh nhiều, nội dung phức tạp và thậm chí có những vụ án khiếu kiện đông người. Đến thời điểm hiện tại, tổng số án hành chính sơ thẩm cấp tỉnh thụ lý là 11 vụ.
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hành chính còn gặp phải một số khó khăn vướng mắc như sau:
Tại điều 57, Điều 60 của Luật tố tụng hành chính, người bị kiện trong các vụ án hành chính, là Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên hầu hết người bị kiện không trực tiếp tham gia tố tụng mà ủy quyền cho cấp phó tham gia tố tụng tại các phiên họp, đối thoại, phiên tòa; đồng thời người bị kiện thường phân công cán bộ Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai ... để nhận các văn bản tố tụng của Tòa án hoặc tham mưu soạn thảo văn bản trình bày ý kiến.
Bên cạnh đó có nhiều trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và người đại diện của Ủy ban nhân dân không tham gia phiên họp, đối thoại, phiên tòa mà xin vắng mặt, hoặc chậm giao nộp văn bản trình bày ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện dẫn đến việc giải quyết vụ án gặp khó khăn, bị kéo dài, gây ra sự bức xúc đối với người khởi kiện.
Một khó khăn lớn nhất là người bị kiện không cung cấp, giao nộp tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của toà án hoặc cung cấp, giao nộp không đầy đủ với lý do là văn bản, tài liệu, hồ sơ không đầy đủ, bị thất lạc hoặc thậm chí không còn lưu trữ.
Trường hợp những vụ án phức tạp, có đông người khởi kiện và quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện (dẫn đến phải hủy quyết định hành chính hoặc buộc phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật) thì người được ủy quyền thường không tự quyết định được quan điểm giải quyết vụ án, dẫn đến việc phải xin hoãn phiên đối thoại, phiên tòa, gây khó khăn cho Tòa án và Viện kiểm sát trong việc thực hiện các quyền khi tiến hành tố tụng.
Trên thực tế người bị kiện thường xin hoãn đối thoại, hoãn phiên tòa với nhiều lý do khác nhau như bận công tác, bận họp hoặc cần thời gian để cung cấp giao nộp thêm tài liệu, chứng cứ... đã làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài và khiến người khởi kiện bức xúc, phản ứng rất gay gắt, không đồng tình việc Tòa án hoãn phiên tòa hoặc tiến hành xét xử vắng mặt người bị kiện và làm phát sinh việc khiếu nại.
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là một trong những chức năng quan trọng của Ngành, đây cũng là lĩnh vực công tác rất khó khăn và tương đối nhạy cảm do đối tượng tham gia là chủ thể đặc biệt, việc giải quyết vụ án thường được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Vì vậy cần phải có đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên chuyên sâu, có kinh nghiệm; Kiểm sát viên được phân công phải thật sự đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, ngoài việc nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, cần phải nắm vững các văn bản quy định của pháp luật chuyên ngành, phạm vi thẩm quyền của từng loại văn bản hành chính, quan hệ pháp luật điều chỉnh… Đồng thời, đòi hỏi phải có sự tâm huyết, tinh thần ham học hỏi cùng với khả năng tổng hợp, có kiến thức xã hội, hiểu biết sâu rộng; ngoài kỹ năng nghiệp vụ, cần phải thật sự bản lĩnh, tự tin, công bằng, tuyệt đối không được nôn nóng, e dè, nể nang, ngại va chạm. Bên cạnh đó, khi phân công Kiểm sát viên cần mạnh dạn bố trí, giao việc cho kiểm sát viên trẻ để thử thách, rèn luyện, va chạm thực tế để đúc rút kinh nghiệm, từ đó đảm bảo tính kế thừa, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tố tụng hành chính./.
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hành chính còn gặp phải một số khó khăn vướng mắc như sau:
Tại điều 57, Điều 60 của Luật tố tụng hành chính, người bị kiện trong các vụ án hành chính, là Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên hầu hết người bị kiện không trực tiếp tham gia tố tụng mà ủy quyền cho cấp phó tham gia tố tụng tại các phiên họp, đối thoại, phiên tòa; đồng thời người bị kiện thường phân công cán bộ Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai ... để nhận các văn bản tố tụng của Tòa án hoặc tham mưu soạn thảo văn bản trình bày ý kiến.
Bên cạnh đó có nhiều trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và người đại diện của Ủy ban nhân dân không tham gia phiên họp, đối thoại, phiên tòa mà xin vắng mặt, hoặc chậm giao nộp văn bản trình bày ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện dẫn đến việc giải quyết vụ án gặp khó khăn, bị kéo dài, gây ra sự bức xúc đối với người khởi kiện.
Một khó khăn lớn nhất là người bị kiện không cung cấp, giao nộp tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của toà án hoặc cung cấp, giao nộp không đầy đủ với lý do là văn bản, tài liệu, hồ sơ không đầy đủ, bị thất lạc hoặc thậm chí không còn lưu trữ.
Trường hợp những vụ án phức tạp, có đông người khởi kiện và quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện (dẫn đến phải hủy quyết định hành chính hoặc buộc phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật) thì người được ủy quyền thường không tự quyết định được quan điểm giải quyết vụ án, dẫn đến việc phải xin hoãn phiên đối thoại, phiên tòa, gây khó khăn cho Tòa án và Viện kiểm sát trong việc thực hiện các quyền khi tiến hành tố tụng.
Trên thực tế người bị kiện thường xin hoãn đối thoại, hoãn phiên tòa với nhiều lý do khác nhau như bận công tác, bận họp hoặc cần thời gian để cung cấp giao nộp thêm tài liệu, chứng cứ... đã làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài và khiến người khởi kiện bức xúc, phản ứng rất gay gắt, không đồng tình việc Tòa án hoãn phiên tòa hoặc tiến hành xét xử vắng mặt người bị kiện và làm phát sinh việc khiếu nại.
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là một trong những chức năng quan trọng của Ngành, đây cũng là lĩnh vực công tác rất khó khăn và tương đối nhạy cảm do đối tượng tham gia là chủ thể đặc biệt, việc giải quyết vụ án thường được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Vì vậy cần phải có đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên chuyên sâu, có kinh nghiệm; Kiểm sát viên được phân công phải thật sự đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, ngoài việc nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, cần phải nắm vững các văn bản quy định của pháp luật chuyên ngành, phạm vi thẩm quyền của từng loại văn bản hành chính, quan hệ pháp luật điều chỉnh… Đồng thời, đòi hỏi phải có sự tâm huyết, tinh thần ham học hỏi cùng với khả năng tổng hợp, có kiến thức xã hội, hiểu biết sâu rộng; ngoài kỹ năng nghiệp vụ, cần phải thật sự bản lĩnh, tự tin, công bằng, tuyệt đối không được nôn nóng, e dè, nể nang, ngại va chạm. Bên cạnh đó, khi phân công Kiểm sát viên cần mạnh dạn bố trí, giao việc cho kiểm sát viên trẻ để thử thách, rèn luyện, va chạm thực tế để đúc rút kinh nghiệm, từ đó đảm bảo tính kế thừa, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tố tụng hành chính./.
Tác giả bài viết: Lan Anh - P9
Nguồn tin: VKSND tỉnh Cao Bằng
Nguồn tin: VKSND tỉnh Cao Bằng
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://kiemsatcaobang.vn là vi phạm bản quyền
Từ khóa:
số liệu, thống kê, số lượng, đơn vị, kiểm sát, nhân dân, cao bằng, lý giải, đáng kể, năm ngoái, phát sinh, nội dung, phức tạp, thậm chí, thời điểm, hiện tại, tổng số, sơ thẩm, thực hiện, nhiệm vụ, công tác
Những tin mới hơn
- Trao đổi: Vi phạm và một số biện pháp tăng cường chất lượng công tác Thực hành quyền công tố trong kiểm sát việc định giá tài sản đối với các vụ việc, vụ án xâm phạm sở hữu (03/11/2022)
- Trao đổi bài viết: "Bố mẹ ly hôn, con ở với ai?" (04/11/2022)
- Một số lưu ý khi kiểm sát biên bản phiên tòa trong giải quyết vụ, việc dân sự, vụ án hành chính (14/03/2023)
- Bài viết trao đổi: Bố mẹ ly hôn con ở với ai ? (19/10/2022)
- Phiên tòa hành chính trực tuyến – Bước tiến phù hợp xu thế hiện đại (14/09/2022)
- Vướng mắc trong thụ lý, giải quyết các vụ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (08/08/2022)
- Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cao Bằng kiến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật (17/08/2022)
- VKSND huyện Hoà An kiến nghị các biện pháp phòng ngừa Tội huỷ hoại rừng trên địa bàn huyện (30/08/2022)
- Hiệu quả từ công tác kiến nghị phòng ngừa của Viện kiểm sát nhân dân (10/05/2022)
Những tin cũ hơn
- Vướng mắc trong công tác kiểm sát quyết định công nhận hòa giải thành tại Tòa án (16/03/2022)
- Một số kiến giải hoàn thiện pháp luật để đánh giá chứng cứ, xác định tội danh Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng (14/03/2022)
- Một số khó khăn, vướng mắc về quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để thực hiện chức năng kiểm sát trong giai đoạn chuẩn bị xét xử các vụ việc dân sự (16/02/2022)
- Một số vấn đề về giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (10/02/2022)
- Kinh nghiệm xây dựng bản yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên (22/12/2021)
- Kinh nghiệm tranh luận, đối đáp của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự (30/09/2021)
- Phân biệt tội “giết người” với tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (18/09/2021)
- Những vấn đề Kiểm sát viên cần lưu ý trong xét hỏi, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa hình sự (03/08/2021)
- Phòng 7 – VKSND tỉnh Cao Bằng thông báo rút kinh nghiệm vụ án hình sự (12/07/2021)
- Tầm quan trọng của công tác xem xét thẩm định tại chỗ và kỹ năng kiểm sát của Kiểm sát viên đối với những vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất (05/07/2021)
Thông báo
Văn bản pháp luật
-
Số: 766/2022/QĐ-CTN
Tên: (QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022)
Ngày BH: (01/07/2022)
-
Số: 14/HDLN-BCA-VKSNDTC
Tên: (HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN)
Ngày BH: (20/07/2022)
-
Số: Số: 20/VBHN-BCA
Tên: (THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ)
Ngày BH: (30/12/2021)




Ảnh hoạt động

20 photos | 427 view

Hỗ trợ
Liên kết website
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 92
- Khách viếng thăm: 32
- Máy chủ tìm kiếm: 60
- Hôm nay: 1773
- Tháng hiện tại: 169120
- Tổng lượt truy cập: 8600019
Ý kiến bạn đọc