Giữ gìn và phát huy tiếng Tày Cao Bằng

Thứ năm - 03/04/2014 02:56
Là một tỉnh biên giới miền núi với số dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trong đó người Tày chiếm đa số. Vì vậy công tác tuyên truyền bằng tiếng Tày nói riêng và các tiếng dân tộc khác luôn được các cấp chính quyền, nhất là các cơ quan chuyên môn hết sức quan tâm, chú trọng.
Đồng bào Tày ở tỉnh ta có nền văn hóa phong phú, đa dạng, có tiếng nói, chữ viết từ lâu đời, đó là tài sản vô giá của cha ông từ ngàn đời truyền lại. Ngôn ngữ Tày là ngôn ngữ đẹp, không thua kém một loại hình ngôn ngữ nào khác. Ở mỗi vùng quê khác nhau đều có tiếng Tày mang những nét đặc trưng riêng của từng miền quê với những âm điệu độc đáo. Trong cuộc sống, người Tày dùng ngôn ngữ của mình để giao giao tiếp hằng ngày với nhau. Ngôn ngữ Tày qua nhiều lần cải cách, sáng tạo và nâng cao đã phát triển khá hoàn chỉnh, tiến kịp với xu thế chung của ngôn ngữ nhân loại đủ để sử dụng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.

 Song thực tế hiện nay, ngôn ngữ Tày mặc dù đã được các văn nghệ sĩ, các nhà dịch thuật và đại bộ phận đồng bào Tày cố gắng gìn giữ bằng mọi hình thức nhưng lại thiếu điều kiện để phát triển. Trong thời gian qua, các nhà văn, nhà thơ Cao Bằng, như: Y Phương, Hữu Tiến, Đoàn Lư, Đoàn Ngọc Minh, Ngô Lương Ngôn, Hà Ngọc Thắng, Triệu Thị Mai…, đã lao tâm, khổ tứ sáng tác những tác phẩm thơ bằng tiếng Tày góp phần vào việc lưu giữ tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt, Nhà giáo Ưu tú Hoàng An đã dành hết tâm huyết cho việc dịch các tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra tiếng Tày rất hay, góp phần rất lớn trong việc lưu giữ, truyền bá tiếng Tày của dân tộc. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian: Vương Hùng, Ma Văn Hàn, Dương Sách, Nông Văn Danh…, sưu tập những truyện cổ bằng tiếng Tày để truyền tải đến người nghe qua các chương trình của Đài PT - TH. Báo Cao Bằng và Tạp chí Non nước của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh cũng dành những trang đặc biệt để đăng tải các bài thơ bằng tiếng Tày. Tất cả những việc làm đó dấy lên tinh thần yêu tiếng mẹ đẻ, góp phần gìn giữ ngôn ngữ thuần Tày của dân tộc.

Tuyển tập Nhật ký trong tù được Nhà giáo Ưu tú Hoàng An dịch ra tiếng Tày, góp phần lưu giữ, truyền bá tiếng Tày của dân tộc

Tiếng Tày rất đặc sắc, linh hoạt đủ để truyền tải những thông tin trong mọi tình huống. Nhà thơ Tố Hữu viết trong bài thơ Việt Bắc: “Mình về, mình có nhớ ta/Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, dịch ra tiếng Tày: “Pỉ pây, pỉ chứ noọng bấu nò/Síp hả pi chang cò chếp điếp”. Hoặc trong truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Ngày xuân con én đưa thoi/Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi/Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa/Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” được Nhà giáo Ưu tú Hoàng An dịch ra tiếng Tày rất hay, cuốn hút người đọc: “Lặp lè én vỏng nưa rườn/Mùa xuân pây đảy sam bươn kỷ hoằn/Nhả kheo, kheo tẳm tin bân/Cáng lỳ kỉ nậu khao hăn thang sàn/Xinh mình dám khẩu bươn sam/Cần pây rải mạ kha càm tọng sương”.

Tiếng Tày rất phong phú, đa dạng, nhưng hiện nay đã bị mai một rất nhiều, những từ Tày cổ lấp lánh như những hạt ngọc mất dần theo năm tháng. Một thực tế đáng buồn tôi từng chứng kiến đó là các cháu trong làng tôi, mặc dù cả hai vợ chồng đều ở nhà làm ruộng nhưng hằng ngày chỉ nói chuyện với con cái bằng tiếng Việt, không nói tiếng Tày. Tiếng Tày tự mai một chính trong nội bộ con em dân tộc Tày do các bậc cha mẹ ít nói tiếng Tày, các cháu lại ngại nói tiếng Tày. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn và lan rộng khắp địa bàn tỉnh thì một điều đáng tiếc sẽ xảy ra đối với các thế hệ sau là mất hẳn ngôn ngữ Tày.

Muốn gìn giữ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Tày trước hết phải yêu tiếng Tày, quan tâm đến tiếng Tày. Tăng cường sưu tập vốn tiếng Tày cổ trong ca dao, dân ca, bởi trong đó chứa đựng những từ rất hay, lấp lánh, nhiều hình ảnh. Mở các cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn bằng tiếng Tày dành riêng cho các em học sinh phổ thông, hoặc cho toàn xã hội với cách thức xã hội hóa, thậm chí dùng ngân sách Nhà nước để trao giải cho các tác giả, qua đó sẽ làm phong phú thêm vốn tiếng Tày, góp phần vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Tày Cao Bằng.            

 
Mông Văn Bốn

Nguồn tin: Báo Cao Bằng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 556 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 1032 | lượt tải:254

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 658 | lượt tải:90
Liên kết website
Lịch năm 2024
Fanpage
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay2,230
  • Tháng hiện tại78,701
  • Tổng lượt truy cập1,920,730



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây