Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm

Thứ hai - 17/03/2014 09:35

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm

Cùng với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội, quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, yêu cầu trong Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội; những nhiệm vụ, yêu cầu đã được cụ thể hóa trong Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/01/2014 và Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao. Ngày 25/02/2014, Viện trưởng VKSTC đã ban hành Kế hoạch số 11/KH-VKSTC nhằm thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dưới đây, xin giới thiệu những nội dung chủ yếu của kế hoạch nêu trên:
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm

1. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng

- Viện kiểm sát các cấp phải làm tốt nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, quản lý và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; nghiên cứu kỹ, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra để kịp thời xem xét khởi tố đối với những vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ do Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước chuyển đến.

Nâng cao trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên trong việc nghiên cứu tài liệu, chứng cứ, phê chuẩn các quyết định khởi tố, áp dụng, thay đổi các biện pháp ngăn chặn; kiên quyết hủy bỏ những quyết định trái pháp luật và yêu cầu khởi tố vụ án, bị can theo đúng quy định pháp luật; khắc phục lạm dụng bắt hình sự nhưng xử lý hành chính, chống lạm dụng việc bắt khẩn cấp, hạn chế đến mức thấp nhất việc để lọt tội phạm, người phạm tội; không làm oan người vô tội.

Tăng cường hoạt động kiểm sát ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra; bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu; kịp thời phát hiện, đề xuất, xử lý nghiêm hành vi bức cung, dùng nhục hình; bảo đảm việc lập hồ sơ vụ án hình sự phải khách quan, toàn diện theo đúng quy định của pháp luật; tích cực, chủ động, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra bảo đảm hồ sơ vụ án phải đủ cả chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; đảm bảo việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; tiếp tục làm giảm hồ sơ phải trả để điều tra bổ sung giữa cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm đạt và vượt chỉ tiêu của Ngành.

Kiểm sát chặt chẽ việc đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, đồng thời, phải thận trọng trong việc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, Viện kiểm sát cấp trên phải kiểm tra ngay việc đình chỉ của Viện kiểm sát cấp dưới nhằm khắc phục các trường hợp lạm dụng khoản 1 Điều 25 của Bộ luật hình sự để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự không đúng quy định của pháp luật.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, cơ quan giám định và các cơ quan hữu quan, tập trung giải quyết, bảo đảm thời hạn điều tra các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng theo luật định; phấn đấu tăng tỷ lệ phát hiện, khám phá loại án này và các vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp; kịp thời yêu cầu xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, góp phần nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt.

- Tiếp tục phối hợp với Tòa án tổ chức tốt các phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa; yêu cầu các Kiểm sát viên thực hành quyền công tố phải chủ động tham gia xét hỏi, luận tội có căn cứ thuyết phục, đối đáp đầy đủ ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; việc đề nghị Tòa án áp dụng hình phạt nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ phải đúng quy định của pháp luật, góp phần làm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên, lãnh đạo đơn vị trong kiểm sát các bản án, quyết định hình sự nhằm phát hiện vi phạm để kiến nghị, kháng nghị, nhất là đối với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 46, 47 và 60 của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt nhẹ hoặc cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc Thông báo số 233/TB-VKSTC-VP ngày 04/6/2013 của Viện trưởng VKSND cối cao về kiểm sát việc áp dụng pháp luật cho bị cáo phạm tội tham nhũng, chức vụ hưởng án treo; kiên quyết kháng nghị yêu cầu Tòa án xét xử nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng; nâng cao chất lượng kháng nghị các loại, bảo đảm đạt và vượt chỉ tiêu Ngành đề ra.

- Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng lựa chọn xác định các vụ án trọng điểm để tập trung giải quyết và tổ chức xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân, góp phần làm giảm các loại tội phạm đang gia tăng, như: các vụ án giết người do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, các vụ án về ma túy, chiếm đoạt tài sản, sử dụng công nghệ cao, trốn thuế, cho vay lãi nặng và các tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; các tụ điểm cờ bạc, ma túy, mại dâm gây bức xúc trong dư luận.

- Qua thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự, phải tích cực tổng hợp vi phạm, thiếu sót, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước, ban hành kiến nghị các cơ quan hữu quan có biện pháp phòng ngừa vi phạm, tội phạm; chú trọng phát hiện những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tội phạm tham nhũng.

- Bảo đảm hoạt động điều tra phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng công tác điều tra, thu thập đây đủ cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; tạo điều kiện cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu; nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình; tăng cường các biện pháp chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; đẩy nhanh tiến độ điều tra; bảo đảm việc lập hồ sơ vụ án phải khách quan, toàn diện theo đúng quy định của pháp luật; hằng năm, tăng tỷ lệ phát hiện, khám phá các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp.

Đề ra biện pháp quản lý chặt chẽ và kịp thời báo cáo tiến độ giải quyết các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng lớn; đánh giá đầy đủ tình hình đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Bộ luật hình sự. Đồng thời, phải nắm chắc, báo cáo, đánh giá đầy đủ tình hình quyết định hình phạt, áp dụng án treo, cải tạo không giam giữ đối với các bị cáo phạm tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng ở Tòa án các cấp.

- Tích cực, chủ động phát hiện, nắm chắc và yêu cầu truy bắt để thi hành án hình sự đối với những bị án trốn ngoài xã hội.

- Chú trọng đề ra nội dung, biện pháp để quản lý chặt chẽ, đầy đủ các số liệu, nắm chắc tình hình tội phạm, kết quả giải quyết án hình sự, bảo đảm phục kịp thời, đầy đủ yêu cầu giám sát của Quốc hội theo chuyên đề hoặc đối với một số vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm, nhất là đối với giám sát việc phát hiện và xử lý tội phạm, tham nhũng.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết số 63/2013/QH13, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ cơ bản đánh giá công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự, bảo đảm thuận lợi cho việc đánh giá kết quả công tác, phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp.

- Phối hợp với cơ quan báo chí làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đối với các vụ ánhình sự, tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tội phạm để nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế với Viện kiểm sát, Viện công tố các nước, các tổ chức, cơ quan tư pháp trên thế giới trong công tác phòng, chống tội phạm và công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ ngành Kiểm sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Làm tốt vai trò đầu mối yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, đẩy nhanh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, phục vụ tốt việc giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài; thực hiện có hiệu quả các dự án quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

2. Công tác tổ chức cán bộ; xây dựng, hướng dẫn pháp luật về phòng, chống tội phạm, tham nhũng

- Đổi mới và từng bước kiện toàn các đơn vị, bộ phận làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế chức vụ, án tham nhũng, bảo đảm là các đơn vị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.

 Đấy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức trong toàn Ngành, đặc biệt là trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nghiên cứu xây dựng các Đề án về đào tạo cán bộ, Kiểm sát viên tại một số nước có nền tư pháp tiên tiến và thực hiện các dự án đã ký kết với nước ngoài nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngành.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; kịp thời thanh lọc, xử lý nghiêm minh người mắc sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ, những cán bộ, công chức trong ngành Kiểm sát liên quan đến tội phạm; nâng cao chất lượng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên. Kịp thời khen thưởng cho những cá nhân, tập thể tích cực đấu tranh với những hành vi tội phạm.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, cơ quan hữu quan xây dựng tốt Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi); Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự,... Đảm bảo tốt các điều kiện về thể chế pháp lý để Viện kiếm sát thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự.

- Năm 2014, VKSNDTC chủ trì, phối họp với các cơ quan hữu quan xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp hoạt động giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Thanh tra, Kiểm toán trong xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua thanh tra, kiếm toán;

Xây dựng Đề án về “Cơ chế, chính sách để đấu tranh, xử lý có hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô, hối lộ”.

Tích cực tham gia nghiên cứu xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, kịp thời đáp ứng với yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm, như: Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, rát nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, rât lớn, đặc biệt lớn”, “đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” trong các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng của Bộ luật hình sự; hướng dẫn áp dụng các Điều 139, 140 và 163 của Bộ luật hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và “Tội cho vay lãi nặng”; việc sửa đổi, bổ sung quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, tài chính, kế toán, ngân hàng, xây dựng để phục vụ hiệu quả hoạt động tố tụng.

- Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân.

3. Công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng trong Ngành

 - Chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình hành động phòng, chống tham những, lãng phí giai đoạn 2012-2016 và Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Tích cực, chủ động phòng, chống tội phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm pháp luật, tội phạm trong Ngành, nhất là những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng công vụ. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, không kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình.

- Quán triệt thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng về việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trong toàn Ngành, góp phần phòng ngừa vi phạm, tiêu cực và tham nhũng.

- Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, làm cho cán bộ, Kiểm sát viên nhận thức sâu sắc và làm theo tấm gương đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ” của Bác Hồ; phát động phong trào tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo gương Bác Hồ vĩ đại, góp phần đẩy lùi tệ suy thoái về đạo đức, lối sống, tiêu cực.

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn Ngành các quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm; đưa tin kịp thời, chính xác về việc phát hiện, xử lý các vụ án hình sự; kịp thời biểu dương các Viện kiểm sát địa phương, đơn vị, các cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tội phạm.

Căn cứ Kế hoạch này, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, Viện trưởng VKSND các cấp, Viện kiểm sát quân sự Trung ương ương có trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến cán bộ, Kiểm sát viên của đơn vị, xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện cụ thể của đơn vị mình, xác định rõ nội dung, thời gian thực hiện... 


Nguồn tin: Kiểm sát Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 574 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 1099 | lượt tải:270

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 674 | lượt tải:93
Liên kết website
Lịch năm 2024
Fanpage
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay5,348
  • Tháng hiện tại154,524
  • Tổng lượt truy cập1,996,553



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây