1. Tiếp tục quán triệt và yêu cầu Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức làm công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự tại đơn vị, VKS cấp mình phải nắm chắc các quy định pháp luật có liên quan, nhất là các nội dung quy định mới về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND; quy định và quy chế nghiệp vụ của Ngành để áp dụng, thực hiện đúng quy định pháp luật, nâng cao chất lượng công tác này.
2. Viện trưởng VKSND các cấp trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo khâu công tác này, trường hợp phân công cho Phó viện trưởng phụ trách Viện trưởng vẫn phải nghe báo cáo kết quả thực hiện và kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ nhũng khó khăn, vướng mắc phát sinh không được coi đây là công việc của cấp phó được phân công. Khi thực hiện nhiệm vụ, VKSND các cấp phải tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ, đúng Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (được ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ- VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao) và Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự (được ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao). Phân công Kiểm sát viên tham gia 100% các phiên tòa, phiên họp thuộc trường hợp luật định VKS phải tham gia. Trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết kiến nghị, kháng nghị để khắc phục; nêu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì phải thông báo cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao “Về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính”, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự. Trường hợp kháng nghị của VKS có căn cứ nhưng không được Tòa án chấp nhận thì phải báo cáo, đề nghị VKS cấp trên xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Làm rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục tình trạng giảm về số lượng, chất lượng kháng nghị.
Trên cơ sở kết quả sơ kết thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm, VKSND các cấp chủ động phối hợp với Tòa án cùng cấp lựa chọn các vụ án điển hình, phức tạp ở địa phương để tiếp tục tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện cho nhiều Kiểm sát viên tiếp cận thực tế, nâng cao kỹ năng tham gia phiên tòa, tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Quá trình thực hiện chú trọng tổng hợp khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo VKSND tối cao hướng dẫn hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, quy chế của Ngành cho phù hợp.
3. Tăng cường theo dõi, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến để nhân rộng trong toàn Ngành; đồng thời phát hiện những tồn tại, yếu kém của các đơn vị chưa làm tốt, chỉ rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp, giải pháp khắc phục triệt để. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS chú trọng sơ kết, tổng kết để ban hành thông báo rút kinh nghiệm và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo.
4. Trên cơ sở rà soát số lượng và đánh giá chất lượng đội ngũ công chức thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, cùng với số lượng vụ, việc thụ lý hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND địa phương phải bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ, nhằm bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; lựa chọn, bổ nhiệm các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có khả năng và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện công tác này, bảo đảm tính kế thừa và ổn định.
5. Vụ TCCB, Trường ĐHKS Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Vụ 9, Vụ 10 và Vụ 14 xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, công chức trong toàn Ngành. Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực này cần được tập huấn đào tạo bổ sung các kiến thức về quản lý Nhà nước, kiến thức chuyên ngành có liên quan khác để đảm bảo nâng cao năng lực đánh giá phân tích các tình huống, xử lý sát hợp trong thực tế.
Cần quan tâm đến các điều ước quốc tế, án lệ và tập quán quốc tế; xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, công chức có đủ trình độ, năng lực tham mưu cho lãnh đạo VKSND các cấp cũng như trực tiếp giải quyết các vụ, việc có yếu tố nước ngoài có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
6. Tăng cường quan hệ phối hợp với Tòa án cùng cấp xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp giữa VKSND và Tòa án nhân dân phù hợp với quy định mới của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, bảo đảm để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện tốt nhiệm vụ.
7. Công chức, nhất là Kiểm sát viên phải đổi mới về nhận thức, tăng cường trách nhiệm, không ngừng nghiên cứu, học tập để nắm chắc các quy định của pháp luật nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
8. Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9) và Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10) trong phạm vi nhiệm vụ của mình, phối hợp với các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh tăng cường tổng kết thực tiễn, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ của VKSND cấp dưới; ban hành thông báo rút kinh nghiệm, xây dựng các chuyên đề, tài liệu tập huấn nghiệp vụ. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14) tăng cường giải đáp, hướng dẫn thống nhất nhận thức về pháp luật trong toàn Ngành.
TCKS, Báo BVPL và các trang thông tin điện tử trong Ngành phối hợp với VKSND các cấp tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò, trách nhiệm của VKSND trong tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, về kết quả thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự; mở các chuyên trang, chuyên mục, số chuyên đề phục vụ nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm.
Giao Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách lĩnh vực này chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Chỉ thị này. Hằng năm có sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Chỉ thị, trong báo cáo công tác phải nêu được kết quả thực hiên Chỉ thị./.
Tác giả: Ngân Hà
Nguồn tin: Kiemsat.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 618 | lượt tải:0HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 1200 | lượt tải:296QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 700 | lượt tải:96