Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thứ ba - 01/08/2017 06:20

Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

(Kiemsat.vn)- Ngày 28/7/2017, Viện trưởng VKSNDTC ban hành Chỉ thị số 04/CT-VKSTC về việc Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiếm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát các cấp, Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu:
 

1. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đon vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch số 09-KH/BCSĐ ngày 04/8/2014 của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị; Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 (sau đây gọi tắt là Quy chế số 51) và Nội quy tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định số 251/QĐ-VKSTC- VI2 ngày 17/5/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bảo đảm đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ của Quốc hội và của Ngành đã đề ra.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp tổ chức thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định của Luật tiếp công dân, Quy chế của Ngành và các quy định khác có liên quan, nhất là trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong Ngành.

Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc Viện kiểm sát các cấp chủ động phối họp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu, đề xuất kịp thời các biện pháp giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc tiếp công dân đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông người, bức xúc, kéo dài, liên quan đến công chức ngành Kiểm sát và những vụ việc có dấu hiệu oan, sai, dư luận xã hội quan tâm.

3. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị trong hoạt động tư pháp. Việc thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đảm bảo nội dung, thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thòi hạn theo quy định của pháp luật và Quy chế của Ngành. Khi đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, tố cáo có yêu cầu phối hợp, đơn vị liên quan phải khẩn trương nghiên cứu, xem xét trả lời đầy đủ các yêu cầu của đơn vị chủ trì, có quan điểm rõ ràng, cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan để việc giải quyết có căn cứ và đảm bảo thời hạn. Người được giao nhiệm vụ xác minh, giải quyết khiếu nại cần chủ động, tích cực đối thoại với người khiếu nại để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, hạn chế việc khiếu nại tiếp hoặc vượt cấp.

Các đơn vị nghiệp vụ liên quan tăng cường phối họp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đon khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trong công tác tiếp công dân để tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đảm bảo khách quan, đúng pháp luật. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối họp giữa các đon vị trực thuộc trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền.

4. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thuộc trường họp cần kiểm tra lại theo quy định tại Quy chế số 5, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ động trong việc chủ trì, phối hợp với đơn vị nghiệp vụ liên quan tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc kiểm tra lại, bảo đảm thận trọng, khách quan, đầy đủ, xử lý dứt điểm những vấn đề bị khiếu nại;

Trường họp giải quyết khiếu nại, tố cáo có vi phạm do lỗi chủ quan của người có trách nhiệm, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, dẫn đến khiếu kiện phức tạp, kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính trị, trật tự xã hội tại địa phương hoặc gây hậu quả tiêu cực khác thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Tăng cường công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát các cấp chủ động phối họp với các cơ quan tư pháp cùng cấp rà soát việc tiếp nhận đơn, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, nhất là những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài. Tăng cường kiểm sát đối với các vụ việc cụ thể, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiếm sát do pháp luật quy định, kịp thòi phát hiện vi phạm để ban hành kháng nghị, kiến nghị khắc phục vi phạm và kiểm tra việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị; chú trọng nâng cao chất lượng kháng nghị, kiến nghị, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, có hiệu quả.

6. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đon khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm quản lý chặt chẽ đơn được gửi đến Viện kiểm sát cấp mình theo quy định của Ngành; theo dõi, đôn đốc các đon vị nghiệp vụ cùng cấp và Viện kiếm sát cấp dưới thực hiện việc thụ lý, giải quyết đon thuộc thấm quyền đảm bảo thời hạn; tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp phục vụ việc xây dựng Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước Quốc hội và cơ quan có thẩm quyền.

7. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ công chức làm công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp bảo đảm đủ về số lượng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ để phát hiện, rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thòi những thiếu sót, vi phạm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác tiếp công dân, quản lý đơn; bảo đảm chế độ hỗ trợ cho người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn của Viện kiểm sát các cấp theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngành. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

8. Vụ Kiểm sát và giải quyết đon khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp phối họp vói Vụ Pháp chế và quản lý khoa học tham mưu giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng các Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật về công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

9. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh phối họp với Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan triển khai xây dựng giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

10. Báo Bảo vệ pháp luật và Tạp chí Kiểm sát phối hợp với các đon vị trong ngành Kiểm sát tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, nhất là những vụ việc phức tạp, văn bản giải quyết có hiệu lực pháp luật.

Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Chỉ thị này.

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chỉ thị.

Nguồn tin: www.kiemsat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 618 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 1200 | lượt tải:296

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 700 | lượt tải:96
Liên kết website
Lịch năm 2024
Fanpage
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay6,397
  • Tháng hiện tại144,977
  • Tổng lượt truy cập2,178,577



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây