Chức năng nhiệm vụ của VKSND Tỉnh

Thứ sáu - 28/03/2014 02:25
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương (bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).

Về chức năng, nhiệm vụ, Viện kiểm sát được giao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp).

Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.

Về hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân (không tính các Viện kiểm sát quân sự), hiện nay trên phạm vi toàn quốc có 743 Viện kiểm sát, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 64 Viện kiểm sát cấp tỉnh và 678 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Về cơ cấu tổ chức, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có: Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế - chức vụ, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma tuý, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, Vụ Kiểm sát việc tạm giữ - tạm giam - quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, Cục điều tra, Vụ Khiếu tố, Vụ Kiểm sát thi hành án, Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính - kinh tế - lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, các Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm (hiện tại có 3 đơn vị là: Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh), Văn phòng, Viện Khoa học kiểm sát, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Thống kê tội phạm, Ban Thanh tra, Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.

 

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ cấu tổ chức gồm có Uỷ ban kiểm sát, các phòng nghiệp vụ (việc tổ chức các phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là không đồng bộ như nhau, nhưng về cơ bản có các phòng sau: Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh và án ma tuý; Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự; Phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự; Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính - kinh tế - lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Phòng Kiểm sát thi hành án; Phòng Khiếu tố; Phòng Thống kê tội phạm; Phòng Tổ chức cán bộ; Văn phòng tổng hợp).

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ cấu tổ chức gồm 3 bộ phận công tác: bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, kiểm sát thi hành án và bộ phận Văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và khiếu tố.

Về cán bộ, Kiểm sát viên, tại thời điểm tháng 01/2008, toàn ngành có 11.760 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức, trong đó có 10.428 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức làm chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 165 Kiểm sát viên, 8 Điều tra viên cao cấp; 64 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có 2.266 Kiểm sát viên; 678 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có 3.988 Kiểm sát viên. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, trong số 10.428 công chức nghiệp vụ kiểm sát, có 8.754 người có trình độ cử nhân luật trở lên (với 21 Tiến sỹ, 109 Thạc sỹ), chiếm 84%; có 892 người đạt trình độ cao đẳng kiểm sát, chiếm 8,5%; có 1.608 người đạt trình độ cử nhân hoặc cao cấp chính trị, chiếm 15,5%, có 5.170 người đạt trình độ trung cấp chính trị, chiếm 50%.

Nguồn tin: Kiemsatcaobang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 570 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 1074 | lượt tải:264

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 671 | lượt tải:91
Liên kết website
Lịch năm 2024
Fanpage
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay5,314
  • Tháng hiện tại130,642
  • Tổng lượt truy cập1,972,671



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây