Đồng dao - tiếng hát của trẻ thơ Tày, Nùng

Thứ bảy - 05/04/2014 08:17

Đồng dao - tiếng hát của trẻ thơ Tày, Nùng

Đồng dao là một trong những thành tố dân ca của dân tộc cấu thành nên văn hóa dân gian truyền thống. Nhưng ngày nay, khi nói tới đồng dao, hầu như ít ai biết đến, nhất là lứa tuổi thanh niên. Từ những năm 60 trở về trước, một thời cùng với hát ru như hình với bóng, đồng dao đã nở rộ như hoa mùa xuân trong lòng trẻ thơ và trong trái tim mỗi người.

 

Trước đây, ở đâu có con trẻ là ở đó có đồng dao. Đồng dao là tiếng hát của trẻ thơ. Đồng dao Tày, Nùng đề cập tới các bài hát của trẻ em Tày, Nùng từ khi chúng mới chập chững bi bô tập nói, đây là kho báu khá dày trang của dân ca. Các bài hát do người lớn sáng tạo ra dành cho trẻ em hát, vì thế mà nội dung và cách thức thể hiện rất phù hợp với trẻ thơ. Hầu hết các bài hát đều diễn tả thế giới xung quanh vô cùng phong phú, gần gũi, mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm yêu thương trước cửa sổ tâm hồn nhỏ bé, thơ ngây, trong sáng, được cảm thụ một cách trực tiếp từ các em bé. Các bài hát đồng dao mang nhiều chủ đề đa dạng, ngôn ngữ tinh tế, ngộ ngĩnh, có vần điệu, nhí nhảnh, trong trẻo, vô tư, rất "nhi đồng". Hầu hết các bài đồng dao theo thể thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ. Xin trích dẫn một số bài như sau:

Bài hát để trẻ chơi trò bịt mắt, bắt dê: Pắn bóc thú/Dú mạy chia/Lia tốc tắm/Nặm quá phai/Vài khảm thả/Phạ đét rèng/Téng mừng tầư/Khẩư mừng nẩy.

(Tạm dịch: Xoay ống đũa/Sờ ống tăm/Lần xuống thấp/Nước vượt phai/Trâu lội sông/Trời nóng bức/Hứng tay nào/Vào tay ấy). Đứa trẻ đọc bài này mở rộng lòng bàn tay ra, những đứa khác cùng chơi thì đặt ngón tay trỏ của mình vào đó. Khi đọc đến câu cuối cùng, kết thúc bằng chữ "nẩy", người đọc đột ngột nắm tay lại, bắt được ngón tay ai thì người đó quay lưng lại để chơi trò trốn tìm, cố gắng bắt được một người để thay chân; nếu không sẽ bị thua và phải cõng mọi người.

 

Nắng mới vùng cao.

Hát nhử động vật, ong, kiến, chim trời, cá nước... Thể loại này xem như phong phú hơn cả, trẻ em vừa bắt được con chuồn chuồn đem nhử vào tổ kiến và đồng thanh nghêu ngao hát:

Ói rằng mật rằng mèng/Ói rằng then, rằng tó/Cạ lạo quán thúa đó lồng mà/Mà kin tắp mèng mỏt/         Mà kin poót mèng đay/Mà kin “vầy” cáy khướng/Cáy khướng pây đăm nà/Nộc sloa pây ván chả/Mẻ mạ pây húng keng/Mẻ lình pây tháp nặm.

(Tạm dich: Nhử tổ kiến tổ ong/Nhử ong vàng ong khoái/Bảo ông quan đầu hói về đây/Về ăn gan con mọt/Về ăn quả tối tò vò/Về ăn "chim" gà mái tơ/Mái tơ đi cấy lúa/Gà lôi đi gieo mạ/Bà ngựa đi nấu canh/Bà khỉ đi gánh nước).

Bài hát có tính cầu khấn như bài "Cầu nắng lên”:

Vạ ơi cướn/Cướn hẩư nộc kin mác/Cướn hẩư nạc đăm pia/Cướn hẩư ma pây thấu/Cướn hẩư tấu pây tàng/Cướn hẩư nàng mừa mẻ/Cướn hẩư ké cáy khăn/Cướn hẩư tha vằn oóc/Cướn hẩư nộc chóc phằng.

(Tạm dịch: Trời ơi hãy nắng lên/Nắng lên cho chim ăn quả/Nắng lên cho rái cá bắt mồi/Nắng lên cho chó đi săn/Nắng lên cho rùa đi đường/Nắng lên cho nàng về ngoại/Nắng lên cho già gà gáy/Nắng lên cho mặt trời ló ra/Nắng lên cho chim sẻ mừng).

Dạng bài hát vui, nhưng có tính răn dạy con người thông qua các hình tượng, nhân vật khác nhau:

Tua lình slon lục lình kin mác/Tua nạc slon lục nạc đăm pia/Tua ma slon lục ma pây thấu/Tua tấu slon lục tấu pây tàng/Mẻ nàng slon lục nàng kin phuối.

(Tạm dịch: Khỉ mẹ dạy khỉ con ăn quả/Rái cá dạy con lặn bắt mồi/Chó mẹ dạy chó con săn đuổi/Rùa mẹ dạy rùa con đi đường/Nàng thì dạy con nàng ăn nói).

Với dân tộc Nùng, nhất là Nùng An còn có các bài đồng dao của nhi đồng diễn tả công việc, ngành nghề của cha mẹ, ông bà. Những lúc chăn trâu, chúng thường ngồi bên nhau trên bãi cỏ non cùng hát vang, vừa hát vừa làm điệu bộ bắt chước công việc người lớn. Như bài "Quai búa rèn":

Cu hứn mừng lòng/Mừng lòng cu hứn/Sloong rạu sày hón/Sí rạu sày hón/Hón lếch lếch bang/Pền mạc mịt phjắc/Sằm phjắc hết hăm/Hón hẩư lếch ủn//Đảy mạc xạ kho/Pác kho lủm lẳm/Chủng phéo rây mạy/Mạy hứn pền pài/Slí hả hốc pấu/Sày hón sày tụp/Tụp pền mạc thây/Pây thây nà nặm/Hón pền mác gòa/Pây phéo háu tạ/Pền pài khửn phja/Mừng hứn cu lòng/Mứng lòng cu hứn/Sày hón sày hón/Pấu pấu hôn nhùng.

(Tạm dịch: Mày lên tao xuống/Tao xuống mày lên/Hai ta cùng rèn/Bốn ta cùng đập/Rèn cho sắt mỏng/Thành con dao thái/Sớm tối băm rau/Đập cho sắt mềm/Được con dao cong/Mỏ cong uốn gập/Dùng để trồng cây/Cây mọc thành rừng/Bốn năm sáu người/Cùng rèn cùng đập/Rèn thành lưỡi cày/Đi cày ruộng nước/Rèn thành cái cào/Cào nương trồng ngô/Thành nương lưng núi/Mày lên tao xuống/Mày xuống tao lên/Cùng rèn cùng đập/Người người đều vui).

Những bài hát đồng dao của thiếu nhi được các em đồng thanh hát say sưa, hồn nhiên với giai điệu giản đơn, như vừa đọc vừa ngâm đi theo chân các em vào đời. Đến khi trưởng thành, dẫu công tác xa hoặc đến miền đất mới làm ăn sinh sống, không ai không nhớ về quê mẹ và những bài đồng dao thuở ấu thơ của mình.                            

 
Lê Chí Thanh

Nguồn tin: baocaobang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 212 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 238 | lượt tải:62

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 212 | lượt tải:37
Liên kết website
Lịch năm 2024
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay4,245
  • Tháng hiện tại166,529
  • Tổng lượt truy cập706,681



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây