Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm chủ trì buổi Họp báo |
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
Giới thiệu về Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết: Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, gồm 10 chương với 96 điều, thay thế Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và khắc phục những bất cập của luật cũ như: Một số biện pháp còn mang tính hình thức; thiếu cơ chế đảm bảo thi hành và xử lý vi phạm pháp luật dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Luật đã được đồng bộ với các quy định có liên quan trong các đạo luật quan trọng khác mới được Quốc hội thông qua như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và từng bước nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng.
Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành tham gia buổi họp báo, giới thiệu Luật |
Luật Đặc xá năm 2018, Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Tại buổi họp báo, đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an đã giới thiệu nội dung cơ bản của 03 luật mới được thông qua. Thứ trưởng cho biết:
Luật Đặc xá năm 2018 kế thừa, phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc, chính sách khoan hồng của Nhà nước, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời khắc phục những khó khăn, bất cập trong thực hiện đặc xá những năm qua. Luật gồm 6 chương, 39 điều; so với Luật Đặc xá năm 2007 đã tăng 03 điều (bỏ 02 điều, bổ sung 05 điều). Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Luật Công an nhân dân năm 2018 gồm 07 chương, 46 điều, thay thế cho Luật Công an nhân dân 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019 (riêng các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cấp nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành ngày 11/01/2019). Luật là cơ sở pháp lý trực tiếp, quan trọng để lực lượng Công an nhân dân nâng cao chất lượng, hiểu quả, chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho, trọng tâm là đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, vi phạm pháp luật; thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; xây dựng Công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo môi trường ổn định để phát triển mọi mặt của đất nước.
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 05 chương, 28 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020. Trong đó, một số quy định liên quan đến lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật này được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định còn nguyên giá trị của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 |
Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: Luật Cảnh sát biển Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thể chế đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ biển, đảo Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013; đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam; tương thích với điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên; kế thừa Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008. Luật này là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị trí, vai trò tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Luật gồm 8 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.
Các đại biểu tham dự buổi họp báo |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học
Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Lê Hải An giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học. Thứ trưởng cho biết Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.
Luật nhằm thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học (GDĐH) của Đảng và Nhà nước; phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập về điều chỉnh pháp luất đối với GDĐH trong thời gian qua để giải quyết những vấn đề mới phát sinh đối với GDĐH, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Hoàn thiện khung pháp lý về GDĐH để huy động mọi nguồn lực phát triển GDĐH, đổi mới quản lý nhà nước, đổi mới quản trị đại học, quản lý đào tạo tiệm cận các chuẩn quốc tế để phát triển GDĐH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH tự chủ cạnh tranh bình đẳng, phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng GDĐH.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch
Để đảm bảo quy định của các luật có liên quan thống nhất, đồng bộ với Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có hiệu lực đồng thời kể từ ngày 01/01/2019.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Lê Quang Mạnh cho biết, Luật là bước đột phá trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm: Thay đổi phương thức quản lý nhà nước theo hướng nhà nước kiến tạo và phục vụ, trong đó xác định quy hoạch là công cụ quan trọng để phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường và thúc đẩy việc huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, nhằm giảm bớt gánh nặng đầu tư công; tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương; đổi mới phương pháp, nội dung quy hoạch theo phương pháp lập tích hợp, đa ngành, đảm bảo sự nhất quán và tính hiệu quả thiết thực, từ đó giúp các cấp, các ngành quản lý phát triển một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh thông qua việc loại bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại, là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả.
Luật chăn nuôi, Luật trồng trọt
Luật chăn nuôi gồm 08 chương, 83 điều, quy định về hoạt động chăn nuôi, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi, quản lý nhà nước về chăn nuôi.
Luật Trồng trọt được xây dựng thay thế Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Luật gồm 07 chương, 85 điều, quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm giống cây trồng.
Nguồn tin: Kiemsat.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 570 | lượt tải:0HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 1075 | lượt tải:265QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 671 | lượt tải:91