Phát biểu khai mạc hội nghị, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ: Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đây là sự kiến chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, mở ra thời kỳ mới cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Cùng với việc tiếp tục kế thừa những giá trị to lớn của các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp sửa đổi lần này tiếp tục thể chế hóa sâu sắc và toàn diện chủ trương đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực, tiến hành đổi mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến. Trong lĩnh vực tư pháp, Hiến pháp có nhiều điều chỉnh quan trọng. Nhiều nguyên tắc tiến bộ của văn minh pháp lý nhân loại được bổ sung, làm rõ hơn như: Nguyên tắc suy đoán vô tội; nguyên tắc tranh trụng trong xét xử; vấn đề áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng; vấn đề kiểm soát việc thực hiện quyền lực tư pháp… Đây là những yêu cầu hết sức quan trọng, là thước đo sự tiến bộ của nền tư pháp, đòi hỏi phải được nhận thức sâu sắc, đổi mới từ tư duy đến hành động để xây dựng nền tư pháp thực sự trong sạch, vững mạnh, dân chủ, công bằng, nghiêm minh, trách nhiệm trước dân. Đồng chí Viện trưởng cho biết: Thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến pháp, ngành Kiểm sát nhân dân đã khẩn trương tiến hành nhiều hoạt động như: Ban hành kế hoạch triển khai Hiến pháp trong toàn Ngành; rà soát các quy định của Hiến pháp để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, trong đó tập trung cho 02 dự thảo là luật quan trọng mà Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang được Quốc hội giao chủ trì soạn thảo là Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật Tố tụng hình sự; tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các dự án, văn bản pháp luật và chủ động đề xuất xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành; mở chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện truyền thông của Ngành để đăng tải các bài viết giới thiệu về Hiến pháp. Những việc làm đó thể hiện thái độ nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm đầy đủ của ngành Kiểm sát nhân dân đối với nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến pháp. Về công tác tổ chức cán bộ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả” là mục tiêu lớn của Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” của Nhà nước ta. Trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là: Triển khai việc xác định danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch. Những năm qua và nhất là năm 2013, ngành Kiểm sát nhân dân đã có bước đột phá trong công tác tổ chức cán bộ, chủ động xây dựng và triển khai nhiều giải pháp về công tác cán bộ, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Ban Cán sự, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật, động viên khuyến khích cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ. Ngành Kiểm sát nhân dân đã tiến hành tổng kết và kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; đổi mới hoạt động Thanh tra của Ngành; thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và khai giảng Khóa 1; thành lập Vụ Thi đua - Khen thưởng góp phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng công tác và vị thế của toàn Ngành trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Để tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác tổ chức cán bộ, năm 2014, toàn ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng; trong đó tập trung hoàn thành và triển khai đề án: Xác định vị trí việc làm, cơ cấu các ngạch công chức, viên chức; làm tốt công tác tuyển sinh Đại học kiểm sát khóa 2. Đây là những công việc quan trọng, có ý nghĩa của chiến lược đối với sự phát triển của Ngành, là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2014, do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong Ngành, lựa chọn những bước đi cụ thể, tăng cường nguồn lực để xây dựng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thực sự trở thành địa chỉ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành và hệ thống các cơ quan tư pháp. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá: Hội nghị Triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và công tác tổ chức cán bộ là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản của Hiến pháp để thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Hiến pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân; triển khai cụ thể chủ trương và những việc cần làm ngay trong công tác tổ chức cán bộ, xây dựng Ngành. Đồng chí đề nghị đại biểu phát huy cao tinh thần trách nhiệm, bằng tất cả kiến thức, kinh nghiệm của mình tham gia thảo luận, đề xuất có chất lượng để hội tụ được trí tuệ, tâm huyết của toàn Ngành và thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, đại biểu được nghe đồng chí Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội trình bày, quán triệt những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCNVN. Tiếp theo, Hội nghị nghe đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phổ biến những nội dung mới của Hiến pháp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Phần tham luận, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đại biểu tập trung vào những điểm mới của Hiến pháp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân và các giải pháp triển khai thực hiện Hiến pháp đạt hiệu quả, góp phần đưa Hiến pháp vào cuộc sống.
Đồng chí Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội phát biểu tại hội nghị
Một số hình ảnh tại các điểm cầu:
Tại Hội nghị về công tác tổ chức cán bộ, đồng chí Nguyễn Văn Tiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình bày một số nội dung cần lưu ý về xây dựng Đề án vị trí việc làm trong ngành Kiểm sát nhân dân. Theo đó, ngoài các nguyên tắc xác định vị trí việc làm được quy định tại các văn bản của Nhà nước và của Ngành, có một số nội dung khác thuộc về nguyên tắc cần để thống nhất thực hiện là: Tất cả các đơn vị trong toành Ngành thực hiện việc xây dựng Đề án, kể cả các đơn vị theo quy định của pháp luật sẽ chuyển đổi thành đơn vị công lập. Không tổ chức thí điểm xây dựng Đề án tại một số đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân; không cắt giảm các bước theo quy trình về phương pháp xác định vị trí việc làm đối với các đơn vị xây dựng Đề án. Các đơn vị đang trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức bổ sung cho các đơn vị, bộ phận còn thiếu biên chế vẫn triển khai xây dựng Đề án. Khi chưa được cấp kinh phí xây dựng Đề án, toàn Ngành vẫn tổ chức triển khai thực hiện nghiêm theo quy định. Đồng thời, đồng chí Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn, giải thích một số nội dung cần lưu ý trong việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức được pháp luật quy định có nhiệm vụ bắt buộc đối với các Bộ, Ngành và các địa phương để thực hiện đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Bản chất là xem xét trong mỗi cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm, cần bao nhiêu người để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ; đây chính là cơ hội để xác định biên chế và chất lượng công chức, viên chức.
Nguồn tin: vksndtc.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 618 | lượt tải:0HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 1200 | lượt tải:296QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 700 | lượt tải:96