5K phòng, chống “virus tin giả”

Thứ tư - 18/08/2021 03:49
(kiemsat.vn)“Không tin ngay, Không vội nhấn nút thích, Không thêm thắt, Không kích động và Không vội chia sẻ” chính là liệu pháp “5K” được khuyến cáo tới người dân nhằm chống lại vấn nạn tin giả đang gây hoang mang dư luận diễn ra trong thời gian gần đây.
Thời gian qua, hàng trăm thông tin bịa đặt, sai sự thật về đại dịch Covid-19 đã xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội gây hoang mang dư luận nhất là vào thời điểm dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp. Trong khi cả nước đang cùng chung tay chống “giặc” đẩy lùi dịch bệnh thì trên các trang mạng xã hội lại đang lây lan “virus” độc hại mang tên "tin giả". 

Tin giả được dán nhãn trên website của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam

Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết, người dùng đã chia sẻ trên trang Facebook của mình những thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản động để lan truyền thông tin sai sự thật trên không gian mạng nhằm câu view, câu like, thể hiện cái tôi của mình hoặc phục vụ bán hàng online,..

Các tin giả này thường xuất hiện núp bóng dưới dạng bài thuốc chữa Covid-19 nhằm tăng lượng xem và trục lợi trên sự lo lắng của cộng đồng để đầu cơ, tăng giá các mặt hàng. Dẫn đễn hệ lụy người dân lơ là trước các khuyến cáo của cơ quan y tế đổ xô đi mua hàng, nguy cơ mất an toàn trong công tác phòng chống Covid-19; gây ra bất ổn xã hội; cản trở công tác chống dịch của các tổ chức y tế; bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, nghiêm trọng hơn còn đe dọa đến tính mạng của người dùng nếu làm theo những chỉ dẫn sai lệch này...

Ngoài ra, việc xuất hiện nhiều thông tin xấu độc cùng số lượng lớn các video clip “tự phát” được phát tán tràn lan trên không gian mạng không chỉ đưa tin thất thiệt, xuyên tạc về chủ trương, chính sách và những nỗ lực chống dịch mà còn gây chia rẽ người dân với chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết; xúc phạm nhân phẩm của cá nhân, uy tín của tổ chức, chính quyền, làm giảm niềm tin của người dân vào công tác phòng chống, dịch bệnh, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, nếu không xử lý tốt sẽ dễ phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước.

Vấn nạn tin giả gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội

Trước diễn biến phức tạp của thông tin giả về Covid-19 trên mạng xã hội, đầu tháng 2, WHO đã tổ chức một cuộc họp với đại diện của hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn nhằm tìm ra giải pháp kiểm soát sự tràn lan của tin giả cũng như thảo luận về việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa và cách truyền bá thông tin chính xác tới người dùng mạng xã hội.

Tại Việt Nam, các cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc, yêu cầu các trang mạng xã hội như Facebook, Google gỡ bỏ hàng nghìn tài khoản vi phạm pháp luật, video clip có nội dung xấu độc, bịa đặt... gây bất ổn trong xã hội, đất nước. Sở Thông tin & Truyền thông các địa phương và lực lượng Công an cũng đã phối hợp xử lý nhiều cá nhân, tổ chức phát tán tin giả. 

Mới đây, Bộ Thông tin & Truyền thông đã ban hành Công văn số 2765/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 23/07/2021 gửi đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng. Theo đó, cần tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa phương; khi phát hiện tin giả, tin sai sự thật, cần chỉ đạo lực lượng công an, các lực lượng có liên quan kịp thời xác minh đối tượng phát tán tin giả, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Thông tin & Truyền thông để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn… 

Bên cạnh những khuyến cáo được các cơ quan chức năng đưa ra, trước “virut tin giả”, người dân cũng cần “5K” để phòng tránh, đó là: Không tin ngay, Không vội nhấn nút thích, Không thêm thắt, Không kích động và Không vội chia sẻ. Đối với vấn nạn tin giả, vắc-xin chính là sự tỉnh táo và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. 

Theo quy định tại Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nguồn tin: Kiemsat.vn

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://kiemsatcaobang.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 621 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 1220 | lượt tải:299

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 703 | lượt tải:98
Liên kết website
Lịch năm 2024
Fanpage
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay11,774
  • Tháng hiện tại167,225
  • Tổng lượt truy cập2,200,825



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây