Quy định mới về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân
Đăng lúc: Thứ hai - 27/07/2020 10:10 - Người đăng bài viết: admin ![]() |
Hình ảnh tiếp công dân tại trụ sở VKSND tối cao (Ảnh tư liệu) |
Theo đó, việc tiếp công dân sau khi đã tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chỉ áp dụng Quy định này nếu thấy phù hợp; hoạt động tiếp công dân của Viện Kiểm sát quân sự các cấp do Viện trưởng Viện Kiếm sát quân sự Trung ương quy định.
Theo Quy định số 249/QĐ-VKSTC, việc từ chối tiếp công dân được quy định: Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân biết lý do từ chối và phải báo cáo cho lãnh đạo đơn vị biết.
Đối với những trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Tiếp công dân, người tiếp công dân phối hợp với bảo vệ cơ quan hoặc một công chức khác trong đơn vị lập biên bản ghi nhận sự việc để làm cơ sở từ chối tiếp công dân.
Trường hợp công dân có hành vi gây rối trật tự tại nơi tiếp công dân, người tiếp công dân phối hợp với bảo vệ tại nơi tiếp công dân, Cảnh sát bảo vệ hoặc công an xã, phường, thị trấn tại nơi tiếp công dân lập biên bản ghi nhận sự việc; báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Tiếp công dân thì người tiếp công dân dự thảo văn bản Thông báo từ chối tiếp công dân, trình người có thẩm quyền ký ban hành.
Cũng theo Quy định này, việc xử lý đơn có nhiều nội dung được nêu rõ: Trường hợp đơn có nhiều nội dung khác nhau, vừa có khiếu nại, vừa có tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành từng loại đơn riêng và hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân có nội dung tố giác tội phạm thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn riêng về tố giác tội phạm và gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác về tội phạm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Ngoài ra, đối với việc xử lý các trường hợp vụ, việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, thì người tiếp công dân phải kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình để yêu cầu thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhằm ngăn chặn thiệt hại hoặc thông báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời thiệt hại xảy ra.
Bên cạnh đó, người tiếp công dân phải giữ bí mật về thông tin cá nhân họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo, trừ trường hợp người tố cáo đồng ý công khai.
Quy định này gồm 5 chương, 31 điều có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nguồn tin: Kiemsat.vn
tối cao, quyết định, ban hành, quy định, quy trình, công dân, kiểm sát, nhân dân, trình tự, thủ tục, nhiệm vụ, tiếp nhận, xử lý, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trụ sở
Những tin mới hơn
- Phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (04/06/2021)
- Tầm quan trọng của công tác xem xét thẩm định tại chỗ và kỹ năng kiểm sát của Kiểm sát viên đối với những vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất (05/07/2021)
- Phòng 7 – VKSND tỉnh Cao Bằng thông báo rút kinh nghiệm vụ án hình sự (12/07/2021)
- Những vấn đề Kiểm sát viên cần lưu ý trong xét hỏi, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa hình sự (03/08/2021)
- Một số yêu cầu đặt ra khi thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự (15/04/2021)
- Trao đổi về kiểm sát thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú trong giai đoạn xét xử (13/04/2021)
- Kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự sơ thẩm (15/09/2020)
- Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự (21/10/2020)
- Một số vấn đề về hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát trong tố tụng hành chính (04/02/2021)
- Bàn về một số quy định Luật tố tụng hành chính năm 2015 (12/08/2020)
Những tin cũ hơn
- Những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn áp dụng chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện (14/07/2020)
- Thu thập chứng cứ bằng biện pháp trưng cầu giám định trong vụ án hành chính (07/07/2020)
- Phân biệt tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” và tội “Xâm phạm sở hữu công nghiệp” 29/06/2020 (03/07/2020)
- Bàn về việc nhận thức và áp dụng khoản 5 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (15/06/2020)
- Bàn về hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (21/04/2020)
- Thông báo rút kinh nghiệm giải quyết vụ án hành chính (09/04/2020)
- Một số vướng mắc trong việc tách vụ án trong giai đoạn truy tố (09/04/2020)
- Một số quy định của pháp luật về hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho con người (11/03/2020)
- Bàn về án phí khi Tòa án tiến hành hòa giải thành nhưng có đương sự thuộc trường hợp miễn án phí (02/03/2020)
- Quy định mới về chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân (02/03/2020)
Thông báo
Văn bản pháp luật
-
Số: 766/2022/QĐ-CTN
Tên: (QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022)
Ngày BH: (01/07/2022)
-
Số: 14/HDLN-BCA-VKSNDTC
Tên: (HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN)
Ngày BH: (20/07/2022)
-
Số: Số: 20/VBHN-BCA
Tên: (THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ)
Ngày BH: (30/12/2021)



Ảnh hoạt động

Liên kết website
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 11
- Khách viếng thăm: 10
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 2422
- Tháng hiện tại: 26186
- Tổng lượt truy cập: 9085443
Ý kiến bạn đọc