Quyền yêu cầu của VKSND trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án án hành chính được quy định tại Điều 4, Điều 27 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và được cụ thể hóa trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Ngoài ra, quyền yêu cầu của Viện kiểm sát trong tố tụng hành chính còn được quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016.
Cụ thể một số quyền yêu cầu như sau: Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ, yêu cầu cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện; Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án; Yêu cầu đương sự bổ sung nội dung đơn và tài liệu kèm theo đơn đề nghị xem xét bản án quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Yêu cầu Tòa án, cơ quan khác cung cấp hồ sơ tài liệu về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Yêu cầu UBND xã nơi người tham gia tố tụng cư trú, cơ quan nơi người tham gia tố tụng làm việc thực hiện việc cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng…
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quyền yêu cầu của Viện kiểm sát, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện một số quyền này như sau: Năm 2017 và Quý 1/2018 đã ban hành 27 văn bản yêu cầu, trong đó:
- Yêu cầu Tòa án cùng cấp cung cấp hồ sơ, tài liệu để kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của Tòa án: Ngay sau khi nhận được Thông báo trả lại đơn khởi kiện, hoặc thông báo mở phiên họp giải quyết khiếu nại về trả lại đơn khởi kiện những trường hợp phức tạp, VKS ban hành công văn đề nghị Tòa án cho sao chụp hồ sơ để nghiên cứu tính có căn cứ của việc trả đơn khởi kiện. Nếu thấy không có căn cứ, thì VKS có văn bản kiến nghị yêu cầu Tòa án thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Trong kỳ, VKS đã ban hành 01 yêu cầu (được Tòa án chấp nhận).
- Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ: Xác định thực hiện quyền này là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm sát, nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án hành chính được chính xác, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thời điểm từ ngày 01/12/2016 đến ngày 30/3/2018, Viện kiểm sát 2 cấp đã ban hành 25 văn bản yêu cầu Tòa án xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ, chủ yếu là các vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải làm rõ nguồn gốc đất.Trong đó, nêu rõ lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ. Các yêu cầu trên đều được Tòa án thực hiện nghiêm túc.
Khi thực hiện quyền yêu cầu xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ phải đảm bảo 2 yếu tố: cần và đủ (cần thiết cho việc giải quyết vụ án; đủ để đánh giá chứng cứ). Ngoài ra, còn phải đảm bảo tính khả thi (khả năng thực hiện). Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ nội dung thu thập chứng cứ cũng như thời hạn Tòa án thu thập và gửi các bản sao tài liệu, chứng cứ cho Viện kiểm sát. Quyền này được thực hiện trong tất cả các giai đoạn, từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc xét xử sơ, phúc thẩm.Thực hiện tốt quyền này giúp cho chất lượng việc ban hành kiến, kháng nghị của VKS được nâng lên, đồng thời còn là căn cứ cho việc kháng nghị hủy án trong trường hợp Tòa án không thực hiện yêu cầu của VKS mà không có lý do chính đáng.
Một số kinh nghiệm thực hiện quyền yêu cầu trong kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính
Công tác chỉ đạo điều hành: Xác định đây là khâu công tác khó, phức tạp nhất là đối với án hành chính, để đảm bảo việc kiểm sát có chất lượng đối với các vụ án hành chính, dân sự... nên từ nhiều năm nay, tập thể lãnh đạo VKSND tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn những cán bộ có năng lực chuyên môn ở Viện kiểm sát 2 cấp để đảm nhận khâu công tác này.
Tại Viện kiểm sát cấp huyện, thị, thành phố, đã giao cho 14 đồng chí Viện trưởng trực tiếp phụ trách. Những vụ án hành chính phức tạp, đặc biệt nhạy cảm liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai, phải được tháo gỡ kịp thời; chú trọng việc để xuất, tham, mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục, sửa sai các Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, kịp thời khôi phục,bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân để họ rút đơn khởi kiện, vụ án được đình chỉ mà không phải đưa ra xét xử, tỷ lệ đình chỉ nhiều thì số lượng kháng nghị giảm đi, uy tín chính quyền được nâng lên, góp phần ổn định tình hình chính trị tại địa phương cũng sẽ nâng lên vị thế của ngành.
Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh Quảng Ninh đã ký quy chế phối hợp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh với rất nhiều nội dung, trong đó có nội dung đảm bảo thực hiện quyền yêu cầu của VKS trong việc yêu cầu các cơ quan chức năng trực thuộc UBND cung cấp tài liệu,chứng cứ liên quan trong án hành chính, dân sự. Thông qua việc giải quyết các khiếu kiện hành chính về đất đai,VKS làm tốt công tác tham mưu giúp cho chính quyền địa phương các cấp ở Quảng Ninh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, KSV: Thường xuyên quán triệt cán bộ, KSV 2 cấp học tập và nắm chắc những quy định của luật tố tụng cũng như luật nội dung, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của ngành, các quyền năng của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác kiểm sát giải quyết án các vụ án hành chính.
Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng cho cán bộ, KSV, đặc biệt là các kỹ năng chính như: tổng hợp, nghiên cứu hồ sơ để nắm chắc vụ án, bám sát việc giải quyết của Tòa án; cách phát hiện vi phạm (phân loại vi phạm về tố tụng, vi phạm về nội dung thường gặp trong từng loại án); khuyến khích việc thảo luận,trao đổi, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.
Đối với các vụ án hành chính phức tạp: Ngay sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án, KSV phải phối hợp với Thẩm phán để sao chụp tài liệu, chứng cứ. Nếu thấy chưa đầy đủ, trao đổi để Thẩm phán thu thập bổ sung. Trường hợp cần thiết thì ban hành văn bản yêu cầu xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ. KSV phải thường xuyên báo cáo Lãnh đạo tiến độ giải quyết những vụ án phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án hành chính liên quan đến đất đai, khiếu kiện đông người. KSV phải chủ động tham mưu, đề xuất lãnh đạo Viện giúp chính quyền khắc phục, sửa sai kịp thời các Quyết định hành chính, hành vi hành chính có vi phạm, bị khởi kiện.
Hàng tháng vào ngày Pháp luật, các đơn vị Viện kiểm sát 2 cấp, ngoài việc được phổ biến các văn bản hướng dẫn mới, các Thông báo rút kinh nghiệm của VKSND cấp cao, VKSND tối cao.
Tăng cường tham dự phiên tòa ở cả 2 cấp, lựa chọn những vụ án khó, phức tạp để tham dự theo cụm, phối hợp với tòa án tổ chức rút kinh nghiệm nâng cao kỹ năng cho KSV 2 cấp.
Phối hợp chặt chẽ với Tòa án: Thông qua việc ký quy chế phối hợp, VKS 2 cấp đã phối hợp chặt chẽ với Tòa án cùng cấp để kịp thời nắm bắt những nội dung tài liệu quan trọng của vụ án. Đặc biệt đối với những vụ án hành chính mà chính quyền ban hành những quyết định hành chính và thực hiện hành vi hành chính vi phạm pháp luật, thì Viện kiểm sát bàn bạc với Tòa án để tháo gỡ, giúp chính quyền sửa sai kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị địa phương.
Tác giả: Ths. Trần Thị Minh Hiền, Trưởng Phòng 10 - VKSND tỉnh Quảng Ninh
Nguồn tin: Kiemsat.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 570 | lượt tải:0HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 1075 | lượt tải:265QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022
Thời gian đăng: 09/01/2024
lượt xem: 671 | lượt tải:91