Quy định về “Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra”.

Thứ hai - 13/02/2017 03:54

Quy định về “Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra”.

Vừa qua BBT trang thông tin điện tử nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Văn Quyến - Viện trưởng Viện KSND huyện Quảng Uyên "Trao đổi về quy định Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra thông qua việc giải quyết một vụ án cụ thể". Ban biên tập xin đăng toàn văn bài viết để bạn đọc tiện theo dõi và cùng bàn luận.
         Hai đối tượng H và V cùng nhau thực hiện 03 vụ trộm cắp xe mô tô, cùng nhãn hiệu Yamaha Sirius. Tóm tắt như sau:
         Vụ thứ nhất: Khoảng tháng 5/2016 H và V trộm 01 chiếc xe tại huyện PH, tỉnh CB - Vụ này không xác định được bị hại.
         Vụ thứ hai: Chiều ngày 05/07/2016  trộm chiếc xe  của anh Nông Văn K trú tại  QU, tỉnh CB (chiếc xe này được định giá 12.650.000 đ).
          Vụ thứ ba: Chiều 12/9/2016 H và V cùng nhau trộm chiếc xe  của anh Phùng Văn B trú tại huyện QU, tỉnh CB (chiếc xe này được định giá 18.739.167 đ).
          Sau khi thực hiện 03 vụ trộm cắp tài sản nói trên cả hai đối tượng cùng bị bắt, trong thời gian bị tạm giữ, ngày 01/07/ 2016 đối tượng H đã treo cổ tự tử chết.
         Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 28/12/2016, về trách nhiệm dân sự anh K, anh B đòi V phải bồi thường toàn bộ giá trị xe nhưng V chỉ chấp nhận bồi thường ½ giá trị xe của anh K, ½ giá trị xe của anh B. Bản án sơ thẩm cũng tuyên buộc V phải bồi thường ½ giá trị xe cho anh K và anh B. Theo Tòa lập luận “ … Bế Ích H đã chết và qua xác minh tại địa phương Hữu không có tài sản riêng để lại trước khi chết; do đó Hội đồng xét xử chỉ xem xét phần bồi thường thiệt hại cho những người bị hại là ½ trị giá xe mô tô theo kỷ phần mà bị cáo Vĩ đã được hưởng lợi từ việc bán xe trộm được…căn cứ vào các Điều 604, 608 và 616 Bộ luật dân sự”.
          Rút kinh nghiệm sau phiên tòa, tại VKS huyện có hai luồng ý kiến:
         - Luồng ý kiến thứ nhất thống nhất như nhận định của Tòa án; căn cứ vào Điều 616 BLDS 2005 và nay Điều  587 BLDS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây ra thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”.
          - Luồng ý kiến thứ hai cho rằng việc Tòa tuyên xử như vậy là chưa thỏa đáng, gây thiệt hại cho quyền lợi của các bị hại. Trong trường hợp cụ thể này H đã chết, không có tài sản để lại thì V phải bồi thường toàn bộ thiệt hại mới đúng. Bởi V có lỗi trong toàn bộ thiệt hại gây ra cho các bị hại. Điều luật quy định “Trách nhiệm bội thường của từng người cùng gây ra thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, chứ điều luật không quy định chịu trách nhiệm tương ứng với “kỷ phần” được hưởng lợi từ việc bán xe trộm theo như Tòa đã nhận định. Thực tế V đâu có trộm nửa chiếc xe của anh K, nửa chiếc xe của anh B mà trộm cả chiếc xe (trộm cắp 2 chiếc xe).
Quan điểm của người viết đồng tình với luồng ý kiến thứ hai và cũng thấy rằng trong vụ án này các cơ quan tiến hành tố tụng, truy cứu trách nhiệm hình sự V với tổng số tài sản mà V tham gia trộm cắp có giá trị 31.389.167 đồng chứ không phải chia ra ½ để truy cứu trách nhiệm với V. Điều đó khẳng định được V có lỗi trong toàn bộ thiệt hại của anh K và anh B. Việc Tòa án tuyên theo “kỷ phần” vô tình đã làm mất đi giá trị của điều luật quy định liên đới bồi thường, trong khi đó theo Từ điển tiếng Việt thì nghĩa vụ liên đới là “có sự ràng buộc lẫn nhau về mặt trách nhiệm, nghĩa vụ”, tòa án tuyên như vậy thì rõ ràng không có sự ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ giữa H và V. Mặt khác tại Điều 281 BLDS 2005 và nay là Điều 288 BLDS năm 2015 khoản 1 quy định “Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Với việc tuyên theo “kỷ phần” Tòa án đã tước đi “…quyền yêu cầu bất cứ ai trong những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
           Vậy ý kiến của các bạn thế nào? mời các bạn cùng trao đổi để tìm ra cách giải quyết đúng đắn nhất, phù hợp nhất theo quy định của pháp luật./.

Tác giả: Nguyễn Văn Quyến

Nguồn tin: VKSND huyện Quảng Uyên

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://kiemsatcaobang.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 574 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 1099 | lượt tải:269

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 674 | lượt tải:93
Liên kết website
Lịch năm 2024
Fanpage
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay4,408
  • Tháng hiện tại151,168
  • Tổng lượt truy cập1,993,197



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây