Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng qua một năm thực hiện phiên tòa dân sự, hành chính rút kinh nghiệm

Thứ tư - 23/04/2014 04:55
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG  QUA
MỘT NĂM THỰC HIỆN PHIÊN TÒA DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH
 RÚT KINH NGHIỆM
 
      Từ khi Luật tố tụng hành chính và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành, tình hình thụ lý kiểm sát giải quyết vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động (dân sự, hành chính) của ngành Kiểm sát Cao Bằng tăng so với cùng kỳ những năm trước. Theo số liệu thống kê, năm 2011 Viện kiểm sát hai cấp kiểm sát thụ lý, giải quyết 552 vụ việc dân sự, hành chính theo trình tự sơ thẩm, 68 vụ việc theo trình tự phúc thẩm; năm 2012 kiểm sát thụ lý, giải quyết 584 vụ việc dân sự, hành chính theo trình tự sơ thẩm, 63 vụ việc theo trình tự phúc thẩm; năm 2013 kiểm sát thụ lý, giải quyết 702 vụ việc theo trình tự sơ thẩm, 66 vụ việc theo trình tự phúc thẩm. Như vậy, nếu xét về số lượng thì lượng án dân sự, hành chính thụ lý, giải quyết ở tỉnh Cao Bằng còn rất khiêm tốn so với các địa phương khác, nhưng nếu xét về tính chất thì sự phức tạp, khó khăn trong quá trình giải quyết, nhất là trong các vụ án hành chính liên quan đến khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý đất đai và bồi thường thiệt hại thật sự không nhỏ, xuất phát từ các nguyên nhân như: Sự thiếu đồng bộ trong các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực dân sự, hành chính; trình độ, sự nhận thức chưa đồng nhất của cán bộ (Thẩm phán, Kiểm sát viên) đối với các quy định của pháp luật... do vậy số lượng các bản án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy và sửa do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc áp dụng không đúng các quy định của pháp luật trong những năm vừa qua vẫn còn rất cao.
      Về chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm sát: Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết án dân sự, hành chính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thời gian qua tuy đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, liên tục của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát Tỉnh và sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, kiểm sát viên cả hai cấp nhưng hiệu quả còn hạn chế, cụ thể:
      - Hạn chế về chất lượng hoạt động kiểm sát tại các phiên tòa (một số ít Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa còn lúng túng, việc hỏi và phát biểu ý kiến đôi lúc chưa mang tính thuyết phục cao);
      - Hạn chế về chất lượng công tác kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án; về việc phát hiện để thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị vi phạm cũng như hạn chế về chất lượng các bản kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm sát án dân sự, hành chính.
      Với quyết tâm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự, hành chính nên từ cuối năm 2012 Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu, xây dựng Quy trình kiểm sát việc giải quyết án dân sự, hành chính trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng (Tiền thân của phiên tòa rút kinh nghiệm hiện nay) với các nội dung chủ yếu như: Cách thức tiến hành thụ lý, giải quyết vụ án; các nội dung cần chuẩn bị, cách thức tham gia một phiên tòa; các văn bản, mẫu biểu cần thiết cho việc giải quyết vụ án dân sự, hành chính…Đầu năm 2013, Quy trình đã được ban hành, đưa vào áp dụng tại Viện kiểm sát cả hai cấp - Đồng thời, VKSND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 1714/QĐ-VKSCB thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy trình do đồng chí Viện trưởng làm Trưởng ban, 02 đồng chí phó Viện trưởng làm Phó Trưởng ban và một số Trưởng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ là thành viên. Tại hội nghị giao ban quý 1/2013, Ban chỉ đạo đã yêu cầu các đơn vị Viện kiểm sát hai cấp khẩn trương lựa chọn các vụ án điển hình để thực hiện theo Quy trình. Quá trình thực hiện Ban chỉ đạo tham dự buổi thuyết trình, kiểm tra việc lập hồ sơ, tham dự phiên tòa và sau phiên tòa tham dự họp rút kinh nghiệm chung (Năm 2013 đơn vị VKSND Cao Bằng đã thực hiện được 12 phiên tòa sơ thẩm rút kinh nghiệm; 04 phiên tòa phúc thẩm rút kinh nghiệm theo Quy trình và Hướng dẫn số 06/HD-VKSTC-V5 ngày 18/01/2013 của VKSND Tối cao).



Đ/c Hoàng Lương Bộ - Phó viện trưởng VKSND tỉnh Cao Bằng, Phó Ban chỉ đạo
đánh giá công tác nghiên cứu hồ sơ của KSV trước phiên tòa rút kinh nghiệm
      Nhìn lại hơn một năm thực hiện Quy trình phiên tòa rút kinh nghiệm về dân sự, hành chính ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng thấy: Việc xây dựng Quy trình, việc phối hợp tổ chức các phiên tòa dân sự, hành chính rút kinh nghiệm thật sự là sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng - Đây là việc làm mới và chưa có tiền lệ nên quá trình thực hiện còn nhiều còn lúng túng, khó khăn và hạn chế nhưng nhưng kết quả bước đầu là không thể phủ nhận, đó là:
      - Đã xây dựng được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên, cấp dưới, giữa các đơn vị ở từng cấp kiểm sát và các ngành chức năng. Kịp thời trao đổi, rút kinh nghiệm các hoạt động tố tụng giữa Viện Kiểm sát và Tòa án hai cấp bảo đảm hoạt động giải quyết án được thực hiện chặt chẽ, khách quan, toàn diện và đúng quy định của pháp luật. Hạn chế tối đa các vi phạm trong việc thực hiện quy định về gửi thông báo thụ lý, gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát; trong việc tống đạt văn bản tố tụng cho các đương sự; vi phạm do áp dụng điều luật sai, tính án phí không chính xác… từ đó ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự nói chung.
      - Đã từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự, hành chính; nâng cao dần ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn, nhất là các kỹ năng hỏi, xử lý tình huống, ứng xử tại phiên tòa; đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
      Năm 2014, thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm về dân sự, hành chính tiếp tục được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng xác định là khâu công tác đột phá. Với các biện pháp đồng bộ đã và đang thực hiện như: Tăng cường sự phối hợp giữa hai ngành Kiểm sát – Tòa án trong quá trình giải quyết án dân sự, hành chính; tăng cường đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên có trình độ, có nhiệt huyết cho khâu công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính; đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thông báo rút kinh nghiệm…chất lượng của các phiên tòa rút kinh nghiệm nói riêng, chất lượng của khâu công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự, hành chính và của hoạt động giải quyết án dân sự, hành chính nói chung sẽ không ngừng được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của cải cách tư pháp trong tình hình mới./.

Tác giả: Thúy Loan

Nguồn tin: VKSND tỉnh Cao Bằng

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://kiemsatcaobang.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

3028/VKSTC-V14

"V/v quán triệt, triển khai thực hiện nội dung các đạo luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5"

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 556 | lượt tải:0

14/HDLN-BCA-VKSNDTC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 1032 | lượt tải:254

766/2022/QĐ-CTN

QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ NĂM 2022

Thời gian đăng: 09/01/2024

lượt xem: 658 | lượt tải:90
Liên kết website
Lịch năm 2024
Fanpage
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay2,588
  • Tháng hiện tại79,059
  • Tổng lượt truy cập1,921,088



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Đàm Nghĩa Quân - Viện trưởng
- Trụ sở: Số 015, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Điện thoại: 0263.852.436 – Fax: 0263.852.082
- Thư điện tử liên hệ gmail: trangtinvkscaobang@gmail.com
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng giữ bản quyền. Mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây